Bình Phước với công tác xây dựng Đảng sau 25 năm tái lập tỉnh

Thứ tư - 22/12/2021 17:45 1.439 0

Công tác xây dựng Đảng luôn được Tỉnh ủy Bình Phước lãnh đạo, chỉ đạo quan tâm xây dựng trên tất cả các mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng từng bước được đổi mới và hiệu quả công tác ngày càng cao. Chính quyền các cấp có nhiều đổi mới trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Công tác vận động quần chúng có nhiều chuyển biến, tiến bộ. 

Xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, công tác xây dựng Đảng ngày càng được chú trọng. Công tác chính trị, tư tưởng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ tỉnh Bình Phước được quan tâm; phát huy tinh thần, trách nhiệm trong cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị các cấp, tạo niềm tin và sự đồng thuận của Nhân dân; chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng cao. Coi trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức đảng; phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên; phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; đổi mới và tạo chuyển biến trong công tác cán bộ. 

 Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng không ngừng được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động

Năm 1997, khi mới thành lập, từ chỗ chỉ có 356 số đơn vị cơ sở có tổ chức cơ sở đảng, với gần 8.500 đảng viên năm tái lập tỉnh, đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh đã có 21 Đảng bộ trực thuộc tỉnh, 734 tổ chức cơ sở đảng, gần 37.600 đảng viên, trong đó có gần 4.000 đảng viên từ 30 năm tuổi Đảng trở lên. Kết quả đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên hàng năm ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt khoảng 95%. Công tác phát triển đảng viên được cấp ủy các cấp đặc biệt quan tâm, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết hơn 8.400 đảng viên mới. Chất lượng đảng viên mới kết nạp được nâng lên, nhất là trình độ học vấn ngày càng tăng, số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên, thanh niên chiếm tỷ lệ lớn, đã góp phần làm tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước khóa XI ra mắt Đại hội

Trong quá trình lãnh đạo, tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, công khai, không né tránh trách nhiệm. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ luôn được giữ vững. Trong mỗi giai đoạn, ngoài những nghị quyết lãnh đạo toàn diện, Tỉnh ủy còn ban hành những chương trình đột phá trên những lĩnh vực trọng tâm, cấp bách với tư tưởng chỉ đạo là phát triển nhanh, toàn diện theo hướng bền vững như: Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thu hút đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng; nghiên cứu, quyết định một số cơ chế, chính sách tạo vốn, huy động vốn cho phát triển; tập trung chuẩn bị các điều kiện kinh tế hội nhập; tăng cường quan hệ đối ngoại với nước láng giềng Campuchia… Nhờ đó, từ một tỉnh nghèo với điểm xuất phát thấp, còn nhiều khó khăn, đến nay Bình Phước đã vững bước đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng

Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX, X, XI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các chương trình đột phá đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đã góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 và năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh đã cử hơn 84 nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ tại các học viên, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, trong đó, có hơn 3.800 đồng chí được bồi dưỡng về lý luận chính trị. Đến nay, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở cơ bản được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Trong quá trình lãnh đạo, tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, công khai, không né tránh trách nhiệm. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ luôn được giữ vững. Trong mỗi giai đoạn, ngoài những nghị quyết lãnh đạo toàn diện, Tỉnh ủy còn ban hành những chương trình đột phá trên những lĩnh vực trọng tâm, cấp bách với tư tưởng chỉ đạo là phát triển nhanh, toàn diện theo hướng bền vững như: Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thu hút đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng; nghiên cứu, quyết định một số cơ chế, chính sách tạo vốn, huy động vốn cho phát triển; tập trung chuẩn bị các điều kiện kinh tế hội nhập; tăng cường quan hệ đối ngoại với nước láng giềng Campuchia… Nhờ đó, từ một tỉnh nghèo với điểm xuất phát thấp, còn nhiều khó khăn, đến nay Bình Phước đã vững bước đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Công tác quy hoạch đảm bảo các yêu cầu theo quy định, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận có phẩm chất, năng lực theo tiêu chí đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để xây dựng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm việc luân chuyển, điều động cán bộ, đặc biệt cán bộ trẻ có trình độ, có triển vọng trong công tác quy hoạch nhằm giúp cho các đồng chí cán bộ trẻ có cơ hội rèn luyện, thử thách trong thực tiễn mới, trên cương vị công tác mới. Trong giai đoạn từ 01/2016 đến tháng 9/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã luân chuyển, điều động gần 80 lượt cán bộ từ tỉnh về các sở, ngành, địa phương. Đa số các đồng chí được luân chuyển, điều động đã phát huy tốt năng lực, sở trường và bản lĩnh trong công tác, có uy tín với Nhân dân, nhiều đồng chí giữ vai trò cán bộ đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương.

Khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững và phát huy

 Là tỉnh có hơn 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc ở Bình Phước đều có văn hóa truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội..., nhưng Bình Phước chưa từng xảy ra tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị dân tộc. Sự đoàn kết thống nhất trong Nhân dân luôn được giữ vững và phát huy. Đây là thành công lớn nhất của công tác dân vận 25 năm qua.

Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước
 

Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận được nâng lên; đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ, tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác dân vận chính quyền được nhận thức rõ hơn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác tiếp công dân, đối thoại với dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Các đơn vị lực lượng vũ trang bám sát địa bàn, giúp nhân dân phát triển kinh tế, vận động quần chúng giữ vững ổn định tình hình ngoại biên, biên giới và an ninh nội địa. Trong tỉnh đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình mới, nhiều điển hình “Dân vận khéo”, có sức lan tỏa, tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân. Chất lượng giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền được nâng lên. Việc thực hiện đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân đạt kết quả bước đầu, tạo niềm tin và thể hiện dân chủ trong xây dựng chính sách và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và đời sống Nhân dân được thực hiện tốt.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động làm theo

 Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thể hiện cụ thể bằng những chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng hệ thống chính trị ở nhiều cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm gương mẫu đi đầu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp được nâng cao hơn. Nhiều vấn đề tiêu cực, tồn đọng gây bức xúc trong dư luận đã từng bước được giải quyết, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tỉnh đã có 514 tập thể và 598 cá nhân được biểu dương, khen thưởng từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương, với rất nhiều mô hình mới, cách làm hay có tác dụng động viên, cổ vũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân làm theo.

Hiện nay, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tiếp tục được triển khai theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Kế hoạch số 48-KH/TU, ngày 08/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận 01-KL/TW và Hướng dẫn số 20-HD/BTGTU, ngày 25/9/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về học tập Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", tiếp tục được các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ gắn với chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của cấp ủy.

Những thành tựu to lớn của quá trình 25 năm tái lập, xây dựng, phát triển và hội nhập đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy là nhân tố quyết định sự thắng lợi và phát triển của tỉnh, biểu hiện rõ nét bằng những chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy đều thể hiện rõ “ý Đảng - lòng dân”./. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Hôm nay38,197
  • Tổng lượt truy cập17,011,086
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây