Đẩy mạnh tuyên truyền Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ở Bình Phước

Thứ hai - 10/04/2023 06:32 746 0
Từ xưa tới nay, sách luôn gắn bó với đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đọc sách là nét đẹp văn hóa, giúp con người mở rộng tri thức, hiểu biết trên mọi lĩnh vực, rèn luyện những kỹ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, đồng thời khuyến khích phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, ngày 24-2-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21-4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong toàn dân; xem việc phát triển văn hóa đọc chính là động lực, là công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu phấn đấu xây dựng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.
 
Các em học sinh đọc sách tại Thư viện tỉnh Bình Phước

Để đưa văn hóa đọc phát triển lên một tầm cao mới, ngày 04-11-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt  Nam. Theo đó, quyết định tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào ngày 21-4 hàng năm trên toàn quốc, tiếp tục khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập. Đồng thời tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Bình Phước sau khi triển khai triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 1 thư viện công cộng, 1 thư viện tỉnh, 9/11 thư viện huyện, thị, thành phố. Toàn hệ thống thư viện cộng đồng phục vụ đông đảo bạn đọc, với hơn 700 đầu sách phục vụ bạn đọc. Ngoài ra, hầu hết các trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh đều có thư viện, phòng đọc sách được đầu tư, nâng cấp.

Để tiếp tục phát triển văn hóa đọc thời gian tới, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước, với mục tiêu phấn đấu 80% học sinh, học viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học. Có 10 - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 5 - 10% người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng. 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp… Định hướng đến năm 2030, người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân.

Để hoàn thành mục tiêu đó, trong thời gian tới các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh cần tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ 4 giải pháp trọng tâm: Củng cố, kiện toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công cộng gắn với đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí, nguồn lực thông tin; Đổi mới, cung ứng các dịch vụ thư viện hướng về cơ sở, đảm bảo cung cấp các sản phẩm đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, dễ dàng tiếp cận thông qua ứng dụng công nghệ thông tin; Tổ chức thường xuyên các hoạt động trưng bày, triển lãm, hội thi, liên hoan. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân từng bước hình thành thói quen và phương pháp đọc phù hợp; Đẩy mạnh dịch vụ thư viện lưu động, tăng cường xây dựng tủ sách, luân chuyển tài liệu mới tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các trường học, đồn biên phòng và điểm Bưu điện - Văn hóa xã.

Ngày 10-4-2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 921-CV/BTGTU đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam. Trong đó, tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch, đầu tư nguồn lực cho văn hóa, phát triển văn hóa đọc, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi địa phương, đơn vị. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, tổ chức các hoạt động, định hướng sáng tác các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật nhằm cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị Văn hóa toàn quốc; tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động, góp phần cho sự nghiệp phát triển nền văn hóa, văn học, nghệ thuật thành phố và nước nhà trong tình hình mới. Nghiên cứu, tổ chức các hình thức như: đường sách, phố sách, công viên sách... trở thành điểm nhấn trong quy hoạch phát triển văn hóa tại địa phương để hình thành những trung tâm về sách, không gian văn hóa sách; tiếp tục tổ chức tốt các hội sách trên địa bàn các huyện, thị, thành phố; xây dựng lồng ghép các hoạt động quảng bá văn hóa đọc với các hoạt động văn hóa của địa phương, đơn vị. Ngoài ra, tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động hội thảo, tọa đàm, giới thiệu sách; khuyến khích các giải thưởng gắn với phong trào đọc; phát huy vai trò của hệ thống các thư viện trường học, thư viện. Đồng thời, phát hiện, cổ vũ những mô hình hay trong việc đọc, nghiên cứu và áp dụng tri thức từ sách vào cuộc sống; xây dựng, tổ chức, phát động, triển khai sôi nổi các phong trào đọc và làm theo sách, mang giá trị của sách đến với người đọc, đặc biệt đẩy mạnh công tác tổ chức ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam đến hệ thống trường học, nhà văn hóa, điểm văn hóa, cộng đồng dân cư, các địa bàn cơ sở…

Có thể thấy, việc đẩy mạnh tuyên truyền Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam diễn ra sôi nổi ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh góp phần quảng bá tôn vinh sách, khơi gợi tình yêu sách và thúc đẩy văn hóa đọc cũng như phong trào đọc sách trong nhân dân, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân, từ đó nâng cao kiến thức và làm chủ cuộc sống của chính mình, góp phần xây dựng và phát triển xã hội.                 

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 147 | lượt tải:48

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 108 | lượt tải:81

05

Tài liệu chuyên đề năm 2024 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước

lượt xem: 1712 | lượt tải:823
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay15,400
  • Tổng lượt truy cập8,250,114
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây