Lễ hội Phá bàu của đồng bào Khmer ở Bình Phước

Thứ năm - 23/03/2023 21:34 2.127 0
  Vừa qua, tại bàu K’pot, ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, chính quyền địa phương phối hợp Ban trụ trì chùa Sóc Lớn đã tổ chức lễ hội Phá Bàu của người Khmer. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, thể hiện nhiều giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc, đa dạng của cộng đồng người Khmer.
      Lễ hội được cộng đồng người Khmer gọi là Dua Tpeng (nghĩa là xuống bàu, phá bàu). Họ cũng quy định sẽ ấn định ngày cho cả cộng đồng cùng tổ chức lễ hội Dua Tpeng để khai thác thủy sản trong bàu. Thông thường, đồng bào Khmer sẽ tổ chức lễ hội vào khoảng tháng Ba, trước khi tổ chức tết Chol Chnam Thmây.
 
Điệu múa đánh bắt cá của đồng bào Khmer tại lễ hội Phá Bàu
 
        Lễ hội Phá Bàu là một hoạt động văn hóa đã có từ lâu đời và được lưu truyền qua các thế hệ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Trước đây, lễ hội Phá Bàu được cộng đồng người Khmer duy trì ở nhiều nơi, riêng xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh cũng tổ chức lễ hội tại các bàu nước như: bàu K’Pot, bàu Sa Lét, bàu Cá lóc, bàu Sen… Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức lễ hội chỉ còn được người Khmer duy trì hằng năm ở khu vực xã Lộc Khánh. Các bàu nước khác trong xã bị chuyển đổi chức năng, người dân và chính quyền địa phương thống nhất chỉ giữ lại bàu Sen để cộng đồng thực hiện lễ hội Phá Bàu. Đây là hoạt động lễ hội truyền thống, là loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo riêng của người Khmer ở xã Lộc Khánh nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
 
        Để thực hành nghi lễ cúng thần linh trong lễ hội, có 4 thành phần am hiểu các phong tục, tập quán và có uy tín trong cộng đồng được lựa chọn, gồm: Già làng làm chủ lễ, một đại diện cho người lớn tuổi nhất trong sóc, một người sắp xếp lễ vật và một người phụ giúp. Công tác chuẩn bị lễ vật để cúng thần linh sẽ được già làng và một số thành viên lớn tuổi, có uy tín trong cộng đồng trực tiếp chuẩn bị.         

      Trong thời gian diễn ra ngày hội, những người lớn tuổi trong các sóc tập trung tại nhà già làng chuẩn bị lễ vật và làm cây bông bằng lá trầu để cúng thần linh. Sau đó, già làng cùng một số người phụ giúp được phân công mang lễ vật đến miếu ông Tà cúng để xin phép được tiến hành lễ hội. Khi các nghi lễ cúng tại miếu ông Tà kết thúc, các thành viên di chuyển về bàu nước để thực hiện các nghi lễ của lễ hội. Khi hoàn tất các nghi thức, bà con tổ chức các trò chơi truyền thống như: Bós Chhun (ném khăn), Léc Com Seng (dấu khăn) và Bon Pul Treng (thuốc cá bằng trái buông). Các trò chơi này có các bài hát kèm theo, những người chơi vừa thực hiện các động tác vừa hát các bài hát có liên quan để cổ vũ, làm cho không khí vui tươi, rộn ràng hơn. 
Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 31 | lượt tải:5

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 140 | lượt tải:56

CV 1681-CV/BTGTU

Công văn định hướng tuyên truyền tháng 01-02/2025

lượt xem: 95 | lượt tải:17
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay27,472
  • Tổng lượt truy cập17,728,919
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây