Trên 300 cán bộ, đảng viên học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương tám, khóa XIII

Thứ ba - 05/12/2023 04:53 1.141 0
Ngày 4-12-2023, Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức cho cán bộ, đảng viên tham dự hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị Trung ương tám, khóa XIII. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Võ Văn Thưởng - Chủ tịch nước; Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ; Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương Đảng; các đồng chí cán bộ chủ chốt các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị trong toàn hệ thống chính trị. 
Tại điểm cầu Công an tỉnh, Đồng chí Đại tá Bùi Xuân Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì cùng hơn 300 cán bộ, đảng viên chủ chốt thuộc các chi, đảng bộ cơ sở, Đảng ủy Công an tỉnh tham dự hội nghị.
 
Trên 300 cán bộ, đảng viên chủ chốt thuộc các chi, đảng bộ cơ sở, Đảng ủy Công an tỉnh tham dự hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII
 
Đại đoàn kết dân tộc – Nhân tố có nghĩa quyết định thắng lợi
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng truyền đạt chuyên đề về Nghị quyết 43 tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Về nội dung của Nghị quyết 43, Chủ tịch nước cho biết có 4 quan điểm được Đảng tiếp cận đầy đủ, toàn diện, hệ thống, trong đó, khẳng định vị trí, vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quan điểm thứ nhất, đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu và là đường lối, chiến lược, xuyên suốt của Đảng, đây là nguồn sức mạnh to lớn và nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi. Nền tảng quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc chính là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; cùng với đó là quan hệ bền chặt giữa Đảng và nhân dân, là niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ.
Thêm đó là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa giai tầng xã hội, cộng đồng dân tộc, tôn giáo, người Việt trong nước, ngoài nước và giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới...
Bác Hồ đã nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công" - dẫn lại lời dạy của Bác Hồ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, nếu như có đoàn kết trong Đảng thì sẽ có thành công. Nếu có đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong dân thì sẽ có thành công lớn hơn và nếu có cả đoàn kết trong Đảng, trong dân và đoàn kết quốc tế thì sẽ đạt tới đại đoàn kết, đại thành công lớn hơn.
Như vậy, cách đặt vấn đề của Nghị quyết 43 đã rộng hơn, làm rõ hơn nội hàm của đại đoàn kết dân tộc.
Quan điểm thứ hai, xác định mục tiêu chung của dân tộc để phát huy truyền thống và sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch nước chia sẻ, mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, thậm chí yêu nước bằng một cách riêng của mình. Nhưng điểm chung nhất mọi người Việt Nam yêu nước là xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Quan điểm thứ ba, về phương thức để phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết, trong Nghị quyết 43 nêu đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Phân tích quan điểm này, Chủ tịch nước nhấn mạnh muốn đại đoàn kết phải phát huy dân chủ và nếu đoàn kết mà không có dân chủ thì là đoàn kết "xuôi chiều" hay đoàn kết mà không lắng nghe các ý kiến khác nhau là đoàn kết "xuôi chiều". "Đoàn kết phải phát huy dân chủ, chỗ nào không có dân chủ thì không có đoàn kết thực sự", Chủ tịch nước khẳng định.
Quan điểm thứ tư, theo Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân, trách nhiệm của Đảng, cả hệ thống chính trị. Trong đó, Đảng giữ vai trò quan trọng nhất. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng, sáng tạo của nhân dân.
Mở rộng toàn bộ các nhóm chính sách cho mọi đối tượng
Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề về Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới".
Trình bày chuyên đề về nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính tập trung vào một số vấn đề trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết, với 5 nội dung chính: Các yếu tố nền tảng của chính sách xã hội; đánh giá khái quát 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012; sự cần thiết ban hành Nghị quyết về đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội; những nội dung chính của Nghị quyết số 42-NQ/TW; những điểm mới nổi bật của Nghị quyết số 42-NQ/TW.
Về những yếu tố nền tảng của chính sách xã hội, Thủ tướng nêu rõ, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết 5 bài học chủ yếu: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết (đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế); Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cùng với đó, tập trung xây dựng 3 yếu tố nền tảng: Nền dân chủ XHCN, phát huy ý chí và sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Nhà nước pháp quyền XHCN - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;  Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, một trong những điểm mới rất quan trọng của Nghị quyết 42 là đã mở rộng ra toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng; hướng tới mục tiêu năm 2045, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới. 
Thủ tướng chỉ rõ một số điểm trọng tâm cần lưu ý trong Nghị quyết 42: Tập trung xây dựng và phát triển thị trường lao động linh hoạt, đa dạng, hiệu quả, bền vững và hội nhập (bảo đảm việc làm bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực). Bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường)
Về xây dựng nhà ở xã hội, đáng lưu ý là Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030; xoá bỏ nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai…Thủ tướng cho biết Chính phủ đang triển khai thí điểm việc này tại Hà Giang, Cao Bằng và phấn đấu trong nhiệm kỳ này sẽ hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát.
Cùng với đó, xây dựng Khung quốc gia về thích ứng già hoá dân số và điều chỉnh tỉ suất sinh thay thế. Phấn đấu Việt Nam là quốc gia tiên phong trong Chương trình thúc đẩy toàn cầu về việc làm và an sinh xã hội hướng đến chuyển đổi công bằng theo sáng kiến của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Lao động Quốc tế.
Thủ tướng nhắc lại, tại Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 8, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: "Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển".
Cũng tại Hội nghị, cán bộ, đảng viên đã được nghe Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng truyền đạt chuyên đề: Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa truyền đạt chuyên đề: Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Sau hội nghị, UVBTV Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện các Nghị quyết 42, 43, 44, 45 trên cơ sở phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao; đồng thời tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị thực hiện hiệu quả những điểm mới của các nghị quyết Hội nghị Trung ương tám khóa XIII, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.

Tác giả: Ngọc Huấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 153 | lượt tải:67

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 113 | lượt tải:45

118-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 528 | lượt tải:257
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay47,363
  • Tổng lượt truy cập13,159,842
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây