Thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác Tuyên giáo sẽ góp phần tạo niềm tin, đồng thuận trong xã hội

Thứ ba - 29/08/2023 20:48 33.404 0
Ngành Tuyên giáo của Đảng ra đời gắn liền với quá trình ra đi tìm con đường cứu nước và việc truyền bá con đường cứu nước đó vào Việt Nam của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, bằng các hoạt động in ấn, xuất bản, phát hành tài liệu, sách, báo, truyền đơn, tổ chức lớp huấn luyện cán bộ cho Đảng…

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiệm vụ công tác tuyên truyền những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân giác ngộ, tin và đi theo Đảng làm cách mạng cần kíp hơn bao giờ hết. Sự kiện ngày 01/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng đã xuất bản tài liệu “Ngày quốc tế đỏ 1/8” nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô-Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, kêu gọi binh lính đoàn kết với nhân dân, hưởng ứng cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc được Nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Đây là tài liệu duy nhất, sớm nhất còn lưu giữ cho đến nay đề rõ “Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành”. Căn cứ vào những tài liệu và sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (Khoá VIII) quyết định lấy ngày 01/8 hằng năm làm Ngày Truyền thống công tác tư tưởng - văn hoá của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) quyết định lấy ngày 01/8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng.

Trong suốt chiều dài hoạt động cách mạng, tư tưởng của Người với ngành tuyên giáo, đặc biệt là công tác tuyên truyền vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay. Theo Người, trong công tác tuyên truyền thì việc nắm vững đối tượng được tuyên truyền, rất quan trọng vì tùy theo từng đối tượng, trình độ mà chọn phương pháp tuyên truyền. Đối với mỗi đối tượng, Người yêu cầu phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp vì nếu đối tượng là đồng bào có trình độ thấp đã hiểu thì các đối tượng khác đều nắm bắt được, “không nên lúc nào cũng trích Các-Mác, cũng trích Lênin, làm cho đồng bào khó hiểu. Nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được… 

Đối với Người, đội ngũ cán bộ tuyên truyền cần phải xác định rõ ràng nội dung, mục đích và phương pháp tuyên truyền: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?”. Đồng thời Người dạy chúng ta phải biết kết hợp giữa công tác tuyên truyền với công tác dân vận, hay đó chính là phong cách “nói đi đôi với làm”.

Nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực, phải có đầu đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được, chớ dùng từ lạ, nhiều người không hiểu. “Chớ nói ra ngoài đề, chớ lắp đi lắp lại. Chớ nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài thì người ta chán tai, không thích nghe nữa. Muốn tránh những điều đó, trước khi nói phải viết 01 dàn bài rõ ràng, rồi cứ xem đi xem lại, nhìn đó để nói”.

Dưới bút danh A.G, Người đã viết bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” đăng trên Báo Sự thật, số 79 (từ ngày 26-6 đến ngày 9-7-1947). Người nhấn mạnh: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mực đích đó là tuyên truyền thất bại, muốn thành công, phải biết cách tuyên truyền, thí dụ tuyên truyền đường lối kháng chiến. Trước hết, mình phải hiểu rõ vì sao phải kháng chiến. Không kháng chiến có hại thế nào. Kháng chiến có lợi thế nào. Vì sao kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Vận dụng vào thực tiễn, đối với công tác tuyên giáo, tuyên truyền phải giản đơn, rõ ràng, cụ thể, thiết thực, đúng chỗ, đúng lúc. Tuyên truyền là để người dân hiểu, dân tin và làm được. Chẳng hạn, khi nói về mục tiêu phát triển của tỉnh “phấn đấu đến năm 2025, Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong vùng Đông Nam Bộ” trong Chương trình số 17-CTr/TU của Tỉnh uỷ về thực Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI… thì người tuyên tuyền phải phân tích được vì sao phải phát triển, phát triển đến đâu, phát triển bằng cách nào… Tuyên truyền là phải cắt nghĩa được cho Nhân dân hiểu những việc cần làm, phải khơi dậy lòng yêu quê hương và tính tự tôn dân tộc, với một nguồn tài nguyên bao la về đất và rừng, về các danh lam lịch sử, về sự đa dạng phong phú văn hoá các dân tộc, về bề dày lịch sử truyền thống, thì Bình Phước phải tận dụng được các nguồn lực để trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh... đó là những nhiệm vụ mà người làm công tác tuyên giáo phải tuyên truyền được cho Nhân dân hiểu, chứ ko chỉ nêu ra nội dung rồi để đó, coi như nói cho “xong bài”.

Cũng theo Người, tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm. Đến một địa phương nào, cần phải đi thǎm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi đi thǎm các nhà đồng bào để gây cảm tình, và để hiểu biết tình hình địa phương. Đó là một việc cần cho tuyên truyền, điều này đòi hỏi người cán bộ phải có sự nhạy về nghề, vận dụng khéo léo thực tế xung quang ta, việc nhỏ cũng trở thành kỹ năng tốt cho người làm tuyên truyền.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, bên cạnh việc xác định nội dung, đối tượng, Bác đòi hỏi ý thức trách nhiệm và tinh thần chủ động trong công việc: “...Các chú cần tự hỏi, tự trả lời. Chứ không phải chờ trên gửi tài liệu xuống, rồi theo một, hai, ba, bốn mà làm… Không phải trung ương bảo làm, tỉnh bảo làm, thì tôi làm”, “Mỗi người phải nhận lấy phần trách nhiệm của mình, mà không nên nói lãnh đạo chung chung”. Đối với cán bộ trung ương, Bác đề nghị: “…Đến đây, không phải chỉ để nghe, mà phải nhận trách nhiệm của mình…

Trong công tác tuyên truyền, cán bộ là khâu quyết định thành công, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều quan trọng nhất ở mỗi cán bộ tuyên truyền lại là đạo đức. Theo Người, chính việc lấy gương tốt trong cán bộ, đảng viên, quần chúng… để giáo dục là phương pháp tuyên truyền, giáo dục sinh động, có sức thuyết phục và có hiệu quả nhất, Người còn yêu cầu bản thân người làm công tác tuyên truyền cũng phải là một tấm gương sáng. Người lí giải rằng: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Đây là phương pháp tuyên truyền không thông qua nói và viết mà bằng việc làm, bằng hành động cụ thể, "nói đi đôi với làm".

Nhìn vào thực tiễn công tác ngành tuyên giáo để thấy rằng: Tuyên truyền không phải nhắc lại Văn kiện của Đảng, Nhà nước, mà phải làm cho quan điểm của Đảng, Nhà nước thấm sâu trong nhận thức người dân, và cần nhấn mạnh các giải pháp, mô hình mới mẻ, đặc sắc, các điển hình hay, có ý nghĩa thiết thực… Từ chất liệu sinh động của thực tế đó, người tuyên truyền vận dụng khéo léo vào các  các bài nói, bài viết tạo ra hiệu quả tuyên truyền cao.

 
Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sinh hoạt chuyên đề
“Nói ngắn, viết gọn”  theo phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay, mỗi bước trưởng thành của sự nghiệp cách mạng Đảng bộ tỉnh Bình Phước luôn có sự đóng góp của ngành tuyên giáo. Bước vào thời kỳ xây dựng mới, trong xu thế hội nhập và phát triển, bên cạnh nhiều thời cơ vận hội cũng có lắm thách thức, vì vậy mỗi cán bộ làm công tác tuyên giáo cần chú ý một số điểm để nâng cao chất lượng tuyên truyền trong thời gian tới.

Một là, phải khéo léo vận dụng bài học tuyên truyền của Bác, từ điều kiện thực tế, lựa chọn cách thức phù hợp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Dù trong hình thức tuyên truyền nào, yêu cầu ngắn, gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực, phù hợp từng nhóm đối tượng… vẫn phải được đề cao.

Hai là, các bài viết trên không gian mạng (nhất là ở các trang cộng đồng, mạng xã hội, các trang fanpage…) nên cô đọng, sắc gọn, tập trung vào những chủ đề gần gũi, diễn đạt gãy gọn, tránh rườm rà, có nhiều hình ảnh đẹp, video hấp dẫn…

Ba là, trong công tác tuyên truyền miệng thì phải tùy theo đối tượng người nghe mà có cách trình bày phù hợp, nhưng vẫn phải tránh báo cáo dài dòng, lý thuyết mà nên có dẫn chứng cụ thể, sinh động, có hình ảnh minh họa thuyết phục…

Bốn là, thường xuyên thực hiện hiệu quả phong cách “nói ngắn, viết gọn theo tư tưởng Hồ Chí Minh” đối với cán bộ tuyên giáo trong tình hình hiện nay cũng là sự thể hiện năng lực tư duy, năng lực tổng hợp, năng lực vận dụng, ngày được nâng lên.

Qua những giải pháp trên, với sự quyết tâm rèn luyện bền bỉ hằng ngày, cùng với ngọn lửa nghề đã cháy, năng lực từng người sẽ ngày càng được nâng cao, công tác Tuyên giáo ở Bình Phước sẽ góp phần tạo niềm tin, đồng thuận trong xã hội.

Tác giả: Trương Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay46,404
  • Tổng lượt truy cập15,801,834
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây