Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ sáu - 05/07/2024 05:34 441 0
Ngày 27-6-2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 212/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Mục đích nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20-11-2023  của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
 
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng và phát triển hài hòa với kinh tế, chính trị, xã hội; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
 
Xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị, do đó, việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả. Tổ chức quán triệt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
 
Kế hoạch đề ra mục tiêu chung là nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, hành động và quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển văn hóa của tỉnh.
 
Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) đã có buổi làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao
và Du lịch về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh 

 
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phấn đấu có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh, gồm: Trung tâm văn hóa, bảo tàng, thư viện; đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có trung tâm văn hóa - thể thao; các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị. 100% các lễ hội trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh được tổ chức định kỳ và có chất lượng; bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ…
 
Kế hoạch đặt ra một số giải pháp như: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, các địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; văn hóa thực sự “đứng ngang hàng với kinh tế, chính trị”. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. 
 
Xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện thông qua việc thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2021-2030; Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030…
 
Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc như: Phục hồi và bảo tồn một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S'tiêng; nghề thủ công truyền thống đan gùi của người S'tiêng…
 
UBND tỉnh giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện cơ chế, chính sách về văn hóa; xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; phát triển công nghiệp văn hóa; chủ động hội nhập, hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực văn hóa.
 
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống đài truyền thanh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 gắn với các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các Chương trình, Kế hoạch của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đến nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Chủ trì phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh truyền thông về các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, các chương trình quảng bá hình ảnh, con người Bình Phước đến với người dân.

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án: “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018…/.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Hôm nay46,145
  • Tổng lượt truy cập15,801,575
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây