Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20-11-2023, đánh thức những giá trị tinh hoa văn hóa, truyền thống, con người Bình Phước

Thứ hai - 03/06/2024 06:41 1.044 0
Bình Phước - vùng đất “miền Đông gian lao mà anh dũng”. Qua hơn ¼ thế kỷ tái lập, tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, song sự nghiệp văn hóa tỉnh Bình Phước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Diện mạo văn hóa của địa phương ngày một khởi sắc, toàn diện và đa dạng. Đời sống văn hóa của nhân dân được cải thiện, môi trường văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực; gia đình ngày càng no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20-11-2023, đánh thức những giá trị tinh hoa văn hóa, truyền thống, con người Bình Phước
Với khối di sản văn hóa rất lớn đến từ các dân tộc đang sinh sống ở địa phương, chứa đựng nhiều giá trị đặc trưng. Đây là điều kiện tốt để phát triển công nghiệp văn hóa, trở thành nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Góp phần giúp cho các cộng đồng cư dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ chính tài sản văn hóa của các cộng đồng. Cùng với đó, Bình Phước có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh, các lễ hội và hoạt động văn hóa tiêu biểu. Toàn tỉnh có 45 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh; 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đó là đờn ca tài tử Nam Bộ, có 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 25 di sản phi vật thể cấp tỉnh…nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, lễ hội, ẩm thực đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam: Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Trảng Cỏ Bàu Lạch, núi Bà Rá - Thác Mơ, Phú Riềng đỏ, Căn cứ Quân uỷ Bộ Chỉ huy các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam và Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (Lộc Ninh), Lễ hội cầu mưa của người dân tộc S'tiêng, Lễ hội miếu Bà Rá; Tết mừng lúa mới của người M’Nông, Tết Chol Chnăm Thmây của người Khmer, bánh hạt điều, hạt điều rang muối, ve sầu sữa chiên giòn, cơm lam, canh thụt, đọt mây nướng... Những địa danh, di tích lịch sử, danh thắng, lễ hội, ẩm thực đã góp phần làm đa dạng, phong phú về bản sắc văn hoá, con người Bình Phước, qua đó lan toả, quảng bá hình ảnh về con người, vùng đất Bình Phước đến du khách trong nước và quốc tế
 
                                   Công chào sóc Bom Bo được đầu tư xây dựng khang trang
 
Lễ khánh thành dự án Khu Di tích quốc gia đặc biệt
Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết)

 
Ở Bình Phước có 3 hồ Srok Phu Miêng, Thác Mơ và Cần Đơn rất giống hình 3 con rồng quấn vào nhau, tạo nên thế “tam long hội tụ”. Xét riêng hồ Cần Đơn, nếu phóng to sẽ thấy hình ảnh một con rồng mẹ đang dẫn dắt 2 con rồng con, cũng là thế tam long. Rồng uốn lượn giữa đại ngàn xanh thẳm, ắt ấy là Thanh long - vật biểu trưng của phương Đông trong thuyết Ngũ hành: Tả thanh long (phương Đông), hữu bạch hổ (phương Tây), nam chu tước, bắc huyền vũ và trung tâm hoàng nhân (con người). “Tam long hội tụ” là nguồn lực sinh thái - tự nhiên, trong khi di sản văn hóa các dân tộc Bình Phước vốn gắn bó hài hòa với tự nhiên - sinh thái địa phương, bao đời nay được xem là bảo tàng văn hóa bản địa điển hình của vùng Đông Nam Bộ. Các nguồn lực này có lợi cho phát triển du lịch sinh thái - văn hóa, đặc biệt là các loại hình du lịch gắn với giáo dục sinh thái rừng, du lịch mạo hiểm, du lịch di sản văn hóa, du lịch về nguồn. Bình Phước cần xây dựng triết lý và khẩu hiệu văn hóa du lịch riêng cho tỉnh nhà, có thể xem xét xây dựng quần thể “tam long hội tụ” thành biểu tượng văn hóa du lịch, xem xét lấy slogan “Bình an phước lành, Tam long hội tụ” thành khẩu hiệu cho ngành du lịch địa phương.
 
https://media.baobinhphuoc.com.vn/upload/news/8_2023/16_09465611082023.jpg
Lãnh đạo Trung ương và tỉnh Bình Phước cùng các chuyên gia,
nhà khoa học và đại biểu dự hội nghị Văn hoá tỉnh năm 2023. Ảnh (Trương Hiện)
 
Để tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện môi trường thuận lợi về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Bình Phước, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI ban hành một nghị quyết chuyên đề về văn hóa, con người Bình Phước (Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20-11-2023), đánh thức những giá trị tinh hoa văn hóa, truyền thống, con người Bình Phước. Đó là xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc, hội nhập, đậm đà giá trị văn hóa dân tộc, vừa giàu bản sắc địa phương; xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng thời, phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo. Bình Phước xác định phát triển văn hóa gắn với phát triển con người, lấy con người làm trung tâm, không chỉ phát triển thể trạng, trí tuệ mà còn nhân cách, đạo đức… tác động trực tiếp vào việc cải thiện Chỉ số phát triển con người./.

Tác giả: Quang Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 68 | lượt tải:21

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 108 | lượt tải:18

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 236 | lượt tải:66
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay51,759
  • Tổng lượt truy cập18,121,570
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây