Nhận diện đúng thực trạng văn hóa và con người Bình Phước

Thứ ba - 18/06/2024 04:00 384 0
Sau ngày đất nước thống nhất, người dân từ khắp mọi miền đất nước đến vùng đất Bình Phước sinh sống, lập nghiệp ngày càng nhiều với 41 thành phần dân tộc, tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng, miền. Những trầm tích văn hóa kết tinh trong các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng những phẩm chất đặc trưng, cốt cách con người Bình Phước đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ những nền tảng đó, Bình Phước đang hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa “đa dạng, bản sắc, hội nhập”, xây dựng con người “hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo”.
Qua hơn 25 năm tái lập (từ 01/01/1997 trên cơ sở chia tách tỉnh Sông Bé), với truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo không ngừng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ và đảng viên trong toàn tỉnh, qua các nhiệm kỳ, Bình Phước luôn xác định văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây nhất, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) xác định, 01 trong 05 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước là: “Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân để văn hóa thực sự trở thành nền tảng của xã hội. Trong đó, con người được đặt vào vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Phát huy văn hóa của các dân tộc trong tỉnh... hướng đến các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ thiết thực nhu cầu của các tầng lớp nhân dân”. Đây chính là cơ sở để việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đạt những kết quả quan trọng.
 
1111111111
Bình Phước là mảnh đất có đông đồng bào dân tộc sinh sống, rất đặc sắc về văn hóa tộc người
(hình minh họa)

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản về văn hóa, văn học, nghệ thuật, chú trọng xây dựng các phong trào, cuộc vận động để phát triển văn hóa và con người; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở các cấp; đầu tư ngân sách bình quân hằng năm cho sự nghiệp văn hóa giai đoạn 2013 - 2022 đạt 1,34% tổng chi ngân sách của tỉnh (gần 134 tỷ đồng/năm). Nhờ vậy, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa từng bước được nâng cao; hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản đảm bảo.

Các di sản văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy giá trị, với 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 25 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 45 di tích được xếp hạng. Các lễ hội Dua Tpeng (Phá Bàu) của người Khmer huyện Lộc Ninh, lễ hội Cầu Bông của người Kinh huyện Hớn Quản, lễ hội Miếu Bà Rá thị xã Phước Long được phục dựng; nghề thủ công chế biến rượu cần và nghề đan gùi của người S’tiêng Bình Phước, nghề dệt thổ cẩm của người M’nông huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập được bảo tồn.

Xây dựng môi trường văn hóa đạt được một số kết quả tích cực. Xây dựng văn hóa trong chính trị được triển khai gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng văn hóa trong kinh tế bước đầu có chuyển biến về nhận thức và hành động. Một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp văn hóa bước đầu đã hình thành như nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, trò chơi giải trí, du lịch văn hóa...

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, như: phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo; mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số; đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện; “nghĩa tình đồng đội”… mang lại hiệu quả thiết thực. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nêu gương của cán bộ, đảng viên lan tỏa tích cực, thu hút các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, trở thành các hoạt động thường xuyên trong cộng đồng.

Quan trọng hơn, đã bước đầu hình thành các đặc tính con người Bình Phước “yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình, nhân ái, trọng nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Nhận thức về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của người dân được nâng cao; ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của công dân đối với quê hương, đất nước, với cộng đồng được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ… Đây chính là tiền đề để hình thành và xây dựng chuẩn mực đạo đức con người Bình Phước trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận việc xây dựng văn hóa và con người Bình Phước trong hơn 25 năm tái lập tỉnh vẫn còn nhiều mặt bất cập. Là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, người dân di cư từ các tỉnh, thành trong cả nước về làm ăn, lập nghiệp chiếm đa số nên ở đâu đó, việc này, việc kia vẫn còn tư tưởng văn hóa “vùng miền”, tính cố kết cộng đồng cao có lúc trở thành cục bộ, địa phương. Sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên, môi trường xã hội, môi trường không gian mạng thay đổi… cũng có mặt tác động tiêu cực trong mối quan hệ, ứng xử giữ người với người, gia đình, xã hội, có tâm lý ích kỷ cá nhân, sống thực dụng, coi trọng vật chất.

Điều kiện hưởng thụ văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới còn nhiều khó khăn. Việc chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp chưa đúng mức. Trong sáng tác, biểu diễn, truyền bá các tác phẩm văn học nghệ thuật còn thiếu các tác phẩm có giá trị cao. Hệ thống thiết chế văn hóa nhiều nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp.

Những hạn chế, tồn tại nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chính. Đặc biệt là trong công tác lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về vai trò của văn hoá, nhất là trong thời kỳ hiện nay. Phương thức lãnh đạo và quản lý văn hoá chưa thích ứng kịp thời với sự vận động và phát triển trong thời kỳ hội nhập. Việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối văn hoá của Đảng còn thiếu đồng bộ, quyết liệt. Công tác tổ chức và công tác cán bộ trên lĩnh vực văn hoá còn một số bất cập…

 

Tác giả: LH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 68 | lượt tải:21

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 108 | lượt tải:18

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 236 | lượt tải:66
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay51,759
  • Tổng lượt truy cập18,122,071
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây