Bình Phước: Trên 27 ngàn đảng viên nghiên cứu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024

Thứ sáu - 08/03/2024 02:38 606 0
Sáng 8-3, Tỉnh ủy Bình Phước tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt “Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Minh Tuyết, Giảng viên cao cấp Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - người học trò của Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo - truyền đạt.

Hội nghị được livestream trên Fanpage Tự hào Bình Phước, Tuyên giáo Bình Phước và trực tuyến từ điểm cầu Tỉnh ủy đến 380 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn với trên 27.199 đảng viên tham dự.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường dự và chủ trì hội nghị tại Hội trường lầu 8, Trường Chính trị tỉnh. Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; các ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng phát biểu quán triệt tại hội nghị

Bằng tình cảm và kiến thức rộng lớn, phương pháp truyền đạt diễn cảm, mạch lạc, cùng với các dẫn chứng từ những câu chuyện sinh động về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Minh Tuyết đã tập trung phân tích, lãm rõ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiến bộ, công bằng xã hội; tư tưởng của Bác về tiến bộ, công bằng xã hội trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Minh Tuyết, Giảng viên cao cấp, Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền truyền đạt các nội dung chuyên đề tại hội nghị

Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện công bằng xã hội hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, quan điểm của Đảng về động lực và mục tiêu phát triển đất nước luôn dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội. Cùng với tổng kết quá trình phát triển đất nước qua hơn 35 năm đổi mới cả về lý luận và thực tiễn, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta khái quát: “Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển”.

Hội nghị được trực tuyến từ điểm cầu Tỉnh ủy đến 380 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn với trên 27.199 đảng viên tham dự

Như vậy, những nội dung về thực hiện công bằng xã hội được Đại hội XIII của Đảng đề cập cũng chính là quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ từ rất sớm: “Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”.

Đề cập đến Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Minh Tuyết khẳng định: Giá trị to lớn trong bản Di chúc không chỉ là những lời căn dặn đơn thuần cuối cùng của một người trước lúc đi xa, mà là kết tinh những tinh hoa, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một người đã hiến dâng cả cuộc đời mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, giá trị của bản Di chúc mãi mãi trường tồn, mãi mãi được khắc sâu trong tâm trí của mỗi cán bộ, đảng viên và toàn Đảng, toàn dân ta. Những tư tưởng lớn, những phẩm chất đạo đức trong sáng tuyệt vời và chủ nghĩa nhân văn cộng sản tỏa sáng từ Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trên con đường xây dựng Tổ quốc Việt Nam theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”…

Lãnh đạo tỉnh và các đại biểu tham gia học tập, nghiên cứu chuyên đề tại hội trường lầu 8, Trường Chính trị tỉnh

Liên quan đến việc “quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước”, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 41 thành phần dân tộc sinh sống với 203.519 người, chiếm 19,67%. Đồng bào các dân tộc sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể trong tỉnh đã chú trọng quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua các chính sách đầu tư phát triển bền vững, chính sách tín dụng, y tế - văn hóa - giáo dục; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; xây dựng nông thôn mới... đã giúp đời sống bà con có nhiều khởi sắc, bà con tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, yên tâm phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tác giả: BPO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 163 | lượt tải:69

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 118 | lượt tải:48

118-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 539 | lượt tải:261
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay42,912
  • Tổng lượt truy cập13,298,255
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây