Sáng mãi tấm gương anh hùng Lý Tự Trọng

Chủ nhật - 22/10/2023 22:42 2.198 0
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914 tại bản Mạy - tỉnh Nakhonphanom - Thái Lan. Anh là con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt), quê ở làng Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Là người được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt từ tuổi thiếu niên, sớm được gặp các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, Lý Tự Trọng đã được giác ngộ cách mạng. Khi phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh mẽ, theo sự phân công của tổ chức, Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ làm liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương; đồng thời, vận động, tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để chuẩn bị thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước và sau đó, Lý Tự Trọng trở thành người đoàn viên cộng sản đầu tiên. 

 
Anh hùng Lý Tự Trọng (1914 - 1931)
 


Từ nhỏ, anh đã thể hiện được tư chất thông minh và trở thành một trong những học sinh giỏi của trường. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập va nói thạo tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam.

 
Vốn thông minh hoạt bát, mưu trí, Lý Tự Trọng đã góp phần tích cực vào việc liên lạc giữa Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội với đảng bạn và cán bộ cách mạng Việt Nam hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời tổ chức việc chuyển thư từ, tài liệu của Đảng về nước.

Đến giữa năm 1929, tình hình cách mạng đã có chuyển biến mới. Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn để đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng; đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt, đó là vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.

Ngày 9/2/1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Sau đó anh đã bị bắt giam vào khám lớn Sài Gòn và bị tra tấn dã man. Thực dân Pháp đã không dám xử công khai Lý Tự Trọng. Lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931, chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết anh trong im lặng.

Lý Tự Trọng anh dũng hy sinh khi mới 17 tuổi nhưng tinh thần cách mạng bất khuất của anh đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ, đồng thời đã động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ.
     
Kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, noi gương anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng, trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cùng với tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Bình Phước luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong học tập, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

     
Thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Bình Phước đã triển khai hiệu quả nhiều phong trào hành động cách mạng như: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” và 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”… Qua các phong trào đã tạo nên môi trường lành mạnh cho thanh niên được bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, xã hội.

     
Cuộc đời của Lý Tự Trọng là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của tuổi trẻ Việt Nam. Ông đã hy sinh nhưng câu nói : “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác” mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam, đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu, kim chỉ nam hành động của thanh niên Việt Nam qua mọi thời kỳ cách mạng.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 142 | lượt tải:101

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 364 | lượt tải:205

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 240 | lượt tải:118
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay19,716
  • Tổng lượt truy cập9,008,862
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây