Chiến thắng Phước Long – Mở màn mùa xuân đại thắng

Thứ sáu - 29/12/2023 02:42 1.827 0
Ngày 6 tháng 01 năm 1975, chiến thắng Phước Long làm nức lòng phấn khởi toàn quân, dân ta ở miền Nam từ ngày đầu năm mới. Có ý nghĩa, vị trí, tầm vóc đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạo bước ngoặt đi đến Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 được thể hiện qua những điểm sau:

1. Chiến thắng Phước Long, quân, dân miền Đông Nam Bộ đã đập tan vành đai phòng thủ kiên cố, tiền đồn án ngữ mạnh của quân đội ngụy, cửa ngõ vào Sài Gòn – nơi xung yếu sống còn của Mỹ – Thiệu bị mở toang.
Trung tâm đầu não cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và hang ổ cuối cùng của chế độ phản nước hại dân ở miền Nam rối lên, bàng hoàng sửng sốt trước một tin không vui đối với chúng: “Phước Long tử thủ”, “Phước Long thất thủ” và treo cờ rũ, đau buồn trước thất bại nặng nề về một chiến trường sát vách Sài Gòn,  được xem là “Thủ đô Cộng Hòa”, nơi đang sục sôi khí thế đấu tranh của nhân dân chống lại chúng.

2. Chiến thắng Phước Long, quân dân ta giải phóng thị xã Phước Long và toàn tỉnh. Một tỉnh trên chiến trường miền Đông Nam Bộ hoàn toàn giải phóng, đánh dấu cuộc đọ sức giữa ta và địch nhất là sức mạnh giữa chính nghĩa và phi nghĩa, vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Quân dân ta trên chiến trường đã chiến đấu và chiến thắng bằng sức mạnh tổng hợp của mình.
Tỉnh Phước Long giải phóng, một hậu phương mới hình thành, một bàn đạp tiến công, một binh trạm dừng chân cho xe tăng T54, pháo 130mm và Quân đoàn 4 sẵn sàng xuất kích.
 Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng với hơn 50 nghìn dân; vùng căn cứ, vùng giải phóng của ta ở Đông Nam Bộ được mở rộng, tạo thế liên hoàn, vững chắc, nối liền tuyến vận tải “Đường mòn Hồ Chí Mình” trường Sơn và “Đường mòn trên biển” từ Bắc vào Nam, vùng biên giới Campuchia và Tây Nguyên hùng vĩ; hình thành địa bàn chiến lược quan trọng, đứng chân cho các lực lượng cách mạng, trạm dừng chân cho xe tăng T54, pháo 130mm và Quân đoàn 4 sẵn sàng xuất kích uy hiếp trực tiếp phía đông Đường 13 và hệ thống phòng thủ của địch phía Bắc Sài Gòn.

 
Bộ đội chủ lực tiến công giải phóng cứ điểm Bộ Chỉ huy cảnh sát ngụy ở Phước Long (ảnh tư liệu)
 
3. Chiến thắng Phước Long không chỉ mở toang cửa ngõ Sài Gòn, khả năng chống đỡ tuyệt vọng của một đội quân tay sai trên dưới 1 triệu tên đang dao động, hoang mang cực độ trước quả đấm sấm sét của binh đoàn chủ lực mà Quân đoàn 4 là lực lượng chủ công và thế trận chiến tranh nhân dân đang bừng bừng chiến đấu và quyết tâm chiến thắng Mỹ - ngụy. Chiến thắng Phước Long mang ý nghĩa là “đòn trinh sát chiến lược”, là một thực tiễn lớn để thăm dò sức chiến đấu, đánh giá khả năng phản ứng của ngụy và khả năng quân Mỹ có can thiệp trở lại miền Nam khi quân ta đánh lớn hay không. Thực tế, sau chiến thắng Phước Long cho thấy sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng phản ứng rất hạn chế của Mỹ. Sau chiến thắng Phước Long, thế và lực của ta trên chiến trường miền Nam nói chung và miền Đông Nam Bộ nói riêng càng lớn mạnh, làm xoay chuyển cục diện chiến trường, thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường Nam Bộ; đánh dấu bước phát triển, trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang cách mạng cả về chính trị, tư tưởng.
Chính từ thắng lợi của chiến dịch này đã mở ra thời cơ mới, là cơ sở để Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 -1976. Từ nhận định và đánh giá đúng tình hình, ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết nêu rõ: “Chiến thắng Phước Long mở ra khả năng giành thắng lợi theo phương án dự kiến 2 năm 1975 - 1976 và quyết tâm kết thúc chiến tranh sớm trong năm 1975 khi thời cơ đến. Ta có đầy đủ quyết tâm và điều kiện thắng địch, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc”. Đảng ta khẳng định: Chưa có chiến thẳng Phước Long 6/1/1975 thì chưa có giải phóng Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên rộng lớn vào ngày 10/3/1975. “Chìa khóa” giải phóng Phước Long.

4. Thắng lợi của chiến thắng Phước Long đã làm nức lòng, cổ vũ, động viên, tiếp thêm sức mạnh, là ngọn cờ hiệu triệu cho phong trào cách mạng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tiếp tục đứng lên đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đát nước. Đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự, chớp thời cơ, sử dụng cách đánh và các hình thức chiến thuật độc đáo, sáng tạo của Đảng và Quân ủy Trung ương. 
Tượng đài Phước Long chiến thắng là "địa chỉ đỏ"
 giáo dục truyền thống cho thệ trẻ

5. Để góp phần làm nên chiến thắng Đường 14 - Phước Long, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Bình Phước đã quán triệt, vận dụng linh hoạt, đúng đắn đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà trực tiếp là Xứ ủy Nam bộ, Trung ương cục miền Nam và Khu ủy miền Đông Nam bộ,  đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả; trong đó toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Bình Phước đoàn kết một lòng, chấp nhận hy sinh, gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách kháng chiến; xây dựng được hậu phương vững chắc, cung cấp, tiếp nhận có hiệu quả sự chi viện sức người, sức của của đồng bào cả nước phục vụ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

6. Chiến thắng Phước Long có sự đóng góp, hy sinh rất lớn của quân và dân tỉnh Bình Phước, trong đó là sự đóng góp to lớn về sức người, vật chất của các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số đã tích cực tham gia Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, giải phóng toàn tỉnh, hoàn thành nhiệm vụ thực hành “Trận trinh sát chiến lược” cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giữ vững bàn đạp cho các binh đoàn chủ lực của ta tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc trong năm 1975.
17 giờ, ngày 6/1/1975, cờ cách mạng được cắm trên nóc dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Long là bước ngoặt quan trọng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chiến thắng Phước Long đánh dấu ý chí kiên cường của quân và dân ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ nói chung, Phước Long nói riêng. Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1982, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phước Long (thị xã Phước Long ngày nay) đã xây dựng tượng đài Chiến thắng Phước Long để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của quân chủ lực Miền và quân dân Phước Long trong Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, trong kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Tác giả: Quang Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 149 | lượt tải:103

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 383 | lượt tải:221

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 253 | lượt tải:122
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay16,558
  • Tổng lượt truy cập9,080,585
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây