Bình Phước sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

Thứ tư - 09/08/2023 00:45 5.284 0
Hòa mình trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Bình Phước được biết đến với nhiều địa danh, di tích lịch sử, văn hóa và dấu mốc quan trọng, làm nên những chiến công vang dội, trang sử vàng đi vào lịch sử dân tộc như chiến thắng Đồng Xoài năm 1965 - là nguồn cảm hứng để cố nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác, phổ nhạc bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” nổi tiếng đi vào lòng người; chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, giải phóng Lộc Ninh - huyện đầu tiên ở miền Nam được giải phóng; chiến thắng chiến dịch đường 14 - Phước Long, làm cơ sở để Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975…
Sau ngày đất nước thống nhất, đồng bào các dân tộc từ khắp mọi miền đất nước đến vùng đất Bình Phước sinh sống, lập nghiệp ngày càng nhiều với 41 thành phần dân tộc, tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng, miền. Những trầm tích văn hóa kết tinh trong các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cùng những phẩm chất đặc trưng, cốt cách con người Bình Phước đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, văn học - nghệ thuật, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thưc hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản về văn hóa, văn học, nghệ thuật, chú trọng xây dựng các phong trào, cuộc vận động về phát triển văn hóa thiết thực, phù hợp và đạt được những kết quả quan trọng.

Công tác nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm nên đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện thắng lợi các nội dung của Nghị quyết số 33-NQ/TW và Chương trình hành động số 42-CTr/TU, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Tỉnh đã tập trung xây dựng hình ảnh người Bình Phước có nhân cách, lối sống tốt đẹp thông qua cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Ngày vì người nghèo”, “Nghĩa tình đồng đội”, “Bếp cơm tình thương”, “Heo đất tặng bạn nghèo”, “Nhà tình thương, nhà đại đoàn kết”, “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Chia sẻ nỗi đau”, “Kết nối yêu thương”, “Tiếp sức cho em đến trường”, “Mẹ đỡ đầu”, “Nghĩa tình biên giới”, “Biên giới trong tim tôi”… được các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai tích cực, hiệu quả. Nét đẹp văn hóa truyền thống “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” được thể hiện bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, trong từng khu dân cư, trong cộng đồng và ở nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt là sự sẻ chia, thấu hiểu, đồng tình và quyết tâm thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 thời gian qua… Đây là những phong trào mang đậm tính nhân văn cao cả, tinh thần đoàn kết nhân ái của con người Bình Phước.
Việc xây dựng môi trường văn hóa, đấu tranh, ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội  được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ngày càng nâng lên, đã xây dựng được nhiều mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu; các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển toàn diện và bền vững. Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị đưa nội dung xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trở thành một trong những tiêu chỉ để đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm. Các địa phương, đơn vị cụ thể hóa thông qua nội quy, quy chế, các quy định chuẩn mực về đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính,  nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, quan tâm đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Các thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm đầu tư; các hoạt động hội thi, hội diễn được tổ chức hằng năm đang từng bước trở thành hoạt động truyền thống của các khu phố, ấp vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao cũng có những chuyển biến rõ rệt; nhiều câu lạc bộ, sân tập thể thao do nhân dân tự xây dựng và đưa vào sử dụng. Hằng năm, toàn tỉnh có trên 99% hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; trên 95% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa; trên 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo Chỉ thị số 27-CT/TW và Kết luận số 51-KL/TW của Trung ương trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% thôn, ấp, khu phố đã xây dựng được hương ước, quy ước có nội dung lồng ghép thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; góp phần tích cực trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, đồng thời góp phần hỗ trợ quản lý nhà nước bằng pháp luật ở cơ sở.    
 
Ban tổ chức trao giải cho đội văn nghệ biểu diễn tại Lễ hội mừng lúa nước mới của người S, tiêng tỉnh Bình Phước
 
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm, nhất là việc huy động nguồn lực tham gia của xã hội, nhiều di tích lịch sử, văn hóa được bảo quản, tu bổ, phục hồi. Đến năm 2022, Bình Phước có 17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 45 di tích được xếp hạng (5 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 12 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 28 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh). Các di tích văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được chú trọng giữ gìn, phát huy. Các lễ hội dân gian như lễ hội biểu diễn cồng chiêng, lễ hội té nước cầu mưa, cầu phước, hát múa lâm thôn, lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer được duy trì, góp phần bảo tồn nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiện đang có nguy cơ mai một. Các làng nghề, dịch vụ văn hóa, sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch đã bước đầu được quan tâm đầu tư. Đặc biệt, tỉnh đang mời gọi, thu hút đầu tư vào các dự án trọng điểm về du lịch để hình thành các khu, điểm du lịch của địa phương.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn còn một số hạn chế: Phát triển văn hóa tỉnh Bình Phước chưa có định hướng đồng bộ và mang tính dài hạn; chưa huy động được sức mạnh, nội lực của cộng đồng trong xây dựng và phát triển văn hóa; cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người chưa đồng bộ; nguồn kinh phi đầu tư cho văn hóa chưa cao, còn dàn trải, chưa ngang tầm và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người; công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa gắn kết, khai thác tốt các giá trị văn hóa, tạo không gian cho văn hóa phát triển; Bình Phước còn thiếu những tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật lớn, mang tính lan tỏa, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người; công tác giới thiệu, quảng bá văn hoá chưa phong phú; chưa phát huy hết giá trị di tích lịch sử, văn hóa…
 

Đồng chí Trần Tuyết Minh -  UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết tại buổi họp Công tác chuẩn bị cho Hội nghị Văn hóa tỉnh Bình Phước năm 2023

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, trong thời gian tới, cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, tôn vinh và phát huy giá trị của văn hóa bằng cách đề ra các chính sách thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, góp phần đưa văn hóa Bình Phước trở thành một điểm sáng trong văn hóa cả nước; tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, trước hết là đội ngũ những người làm công tác quản lý văn hóa, các văn nghệ sĩ, nghệ nhân; tăng cường hoạt động văn hóa thông tin; chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh; các cấp ủy Đảng cần quan tâm, có chính sách để tôn vinh các giá trị văn hóa; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lĩnh vực văn hóa; có chế độ đãi ngộ tài năng trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Trung ương, Chương trình hành động số 42-CTr/TU của Tỉnh ủy…                                                   

Tác giả: Quang Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 205 | lượt tải:56

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 314 | lượt tải:96

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 272 | lượt tải:71
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay57,359
  • Tổng lượt truy cập15,232,019
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây