Quân và dân tỉnh Bình Phước trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Thứ tư - 09/04/2025 23:50 357 0
Cùng với sự chuẩn bị các mặt của quân và dân cả nước, quân và dân Miền Nam nói chung, quân và dân miền Đông Nam bộ trong đó có quân và dân Bình Phước nói riêng đã chuẩn bị về mọi mặt cùng quân và dân cả nước thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 trên địa bàn tỉnh nhà, góp phần cùng cả nước đánh tan quân thù giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 01 tháng 01 năm 1975, hai cánh quân từ Thác Mơ và Phước Quả của ta thọc sâu, tiến công địch tại cầu Suối Dung và Tư Hiền. Các cánh quân khác tiến công các ấp chiến lược, xung quanh các đồn bốt phòng thủ của địch. Vòng vây thị xã Phước Long ngày càng bị khép chặt. Ta bắt đầu nổ súng tiến công vào thị xã Phước Long, tiêu diệt từng mục tiêu của địch. Đến trưa ngày 06 tháng 01 năm 1975, lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc dinh tỉnh trưởng Phước Long. Đến 19 giờ ngày 06 tháng 01 năm 1975, Phước Long hoàn toàn giải phóng.
 
Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong một lần về thăm lại chiến trường xưa: khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam (căn cứ Tà Thiết) và thăm gia đình chính sách trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tuyến phòng thủ phía bắc Sài Gòn bị chọc thủng. Chiến thắng đường 14– Phước Long có ý nghĩa nhiều mặt: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược, tạo thế và xây dựng lực lượng ở chiến trường B2; là một thực tiễn lớn để đánh giá khả năng phản ứng của ngụy và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ, góp phần hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chiến thắng Phước Long là ngọn cờ hiệu triệu cho phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh Bình Phước cũng như cho cả miền Nam, là một đòn trinh sát chiến lược giúp Bộ Chính trị củng cố quyết tâm, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam.

Trong khí thế chiến thắng, ngày 31 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị họp nhận định thời cơ giải phóng Sài Gòn – Gia Định đã chín muồi. Hiện nay, ta có đầy đủ lực lượng và khả năng để giành thắng lợi hoàn toàn trong một thời gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể để chậm. Đồng chí Phạm Hùng đã chủ trì cuộc họp quan trọng giữa cán bộ của Bộ Tham mưu với Trung ương Cục và Quân ủy Miền, đánh giá toàn bộ tình hình, đồng thời quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 1 tháng 4 về quyết tâm và phương án giải phòng Sài Gòn với phương châm: “Phải thần tốc, thần tốc toàn thắng, nhất định toàn thắng”.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, đồng chí Lê Đức Thọ phổ biến tinh thần Nghị quyết của Đảng về thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Bộ Chỉ huy do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy. Các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn và Đinh Đức Thiện làm Phó Tư lệnh. Sở Chỉ huy đóng tại Tà Thiết. Ngày 13 tháng 4 năm 1975, thể theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đề nghị với Trung ương Đảng lấy tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Lúc 19 giờ ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ chỉ huy nhận được điện của Bộ Chính trị chấp thuận đề nghị trên. Đến ngày 22 tháng 4 năm 1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch duyệt lần cuối kế hoạch mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, Thành phố Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, kết thúc cuộc chiến 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công, bộ đội địa phương tỉnh Bình Phước đã phối hợp với lực lượng của trên chiến đấu liên tục giành thắng lợi quyết định từ chiến dịch đường 14 đến giải phóng toàn tỉnh năm 1975, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), quân và dân tỉnh Bình Phước cùng miền Nam và cả nước tiến hành cuộc đấu tranh vô cùng gay go, ác liệt và hy sinh lớn lao nhưng chiến thắng rất vẻ vang, oanh liệt, góp phần viết tiếp trang sử anh hùng của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Tác giả: Huy Chung

Tổng số điểm của bài viết là: 115 trong 23 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 23 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

90-CV/BTGDVTU

Công văn đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chung tay hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh

lượt xem: 66 | lượt tải:15

93-CV/BTGDVTU

Công văn đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh quý I/2025

lượt xem: 37 | lượt tải:12

197-QĐ

Thể lệ cuộc thi “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III

lượt xem: 1066 | lượt tải:287
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay40,012
  • Tổng lượt truy cập22,529,794
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây