Ở nhà trông con, chị Xuân nhận hạt điều về nhà làm tranh thủ để có tiền trang trải sinh hoạt
Trần Công Danh lúc mới sinh ra khỏe mạnh, bình thường, nhưng đến 11 tuổi, cháu bị ngã ở trường, chấn thương, tụ máu bầm ở não với di chứng tâm thần phân liệt. Những lúc bình thường, Danh nhận biết được mọi thứ xung quanh và nói chuyện rất ngoan ngoãn, lễ phép. Còn những lúc hoảng sợ, mất ý thức, Danh có hành vi không kiểm soát. Để đảm bảo an toàn cho cháu và những người xung quanh không bị Danh gây thương tích, nên hơn một năm nay, cháu đã bị cha mẹ xiềng xích một chỗ.
Trần Phạm Khánh Ngọc thì mang trong mình căn bệnh viêm tụy, đi lại vốn đã chậm và yếu, đến năm 9 tuổi, còn bị điện giật, dẫn đến yếu cơ, đi lại phải có dụng cụ hỗ trợ. Hiện Ngọc đang học lớp 5, nhưng sau ngày bị điện giật, sức khỏe của cháu suy yếu, nhớ - quên thất thường. Dù vẫn đi học nhưng Ngọc không nhớ chữ, khi các bạn ra chơi, chạy nhảy thì Ngọc chỉ có thể ngồi trong lớp nhìn theo.
Công việc phụ hồ của anh Nam thất thường nên thu nhập cũng chỉ được vài triệu đồng/tháng
Trần Minh Quang sinh ra cũng khỏe mạnh, nhưng khi được hơn 5 tháng tuổi, gia đình đưa cháu đi khám bệnh thì phát hiện bị bệnh tụt hồng cầu, thường xuyên ngất xỉu. Chạy chữa nhiều nơi, đến nay sức khỏe của cháu Quang đã tạm ổn nhưng vẫn phải theo dõi, truyền máu kịp thời khi bệnh tái phát.
5 sào đất cha mẹ chia cho, anh Nam đã phải cầm cố, rồi cũng phải bán để chạy chữa cho các con nhưng không đủ. Số tiền vay nợ 180 triệu đồng theo diện hộ nghèo và vay thêm của người thân cũng đã cạn dần.
Công việc làm thuê, làm mướn của hai vợ chồng chỉ tạm đủ phần nào cho những bữa ăn hàng ngày. Từ ngày cháu Danh bị bệnh, chị Xuân phải ở nhà nhận hạt điều về nhà làm để trông con. Thế nhưng, cố gắng lắm, chị cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng mỗi ngày. Chồng chị đi làm phụ hồ, công việc không thường xuyên nên thu nhập cũng bấp bênh. Đã vậy, di chứng chấn thương sọ não do tai nạn giao thông và tai nạn lao động trước đây khiến sức khỏe của anh Nam rất kém, phải uống thuốc thường xuyên.
Chi phí điều trị bệnh và thuốc thang cho các con khiến gia đình chị Xuân không còn khả năng xoay trở. “Chẳng ai dám cho vay mượn thêm. Có tiền thì đưa các con đi khám bệnh, lấy thuốc, không có tiền đành chịu. Thương các con nhưng bản thân cũng bất lực”, chị Xuân ngậm ngùi.
Bí thư chi bộ thôn 8 Vũ Đình Toái cho biết: “3 đứa nhỏ bị bệnh điều trị tốn kém, công việc phụ hồ của anh Nam ngày làm ngày nghỉ, có những lúc đang đi làm, con phát bệnh phải chạy về nên thu nhập rất thấp. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ quý nhà hảo tâm với tinh thần “lá lành đùm lá rách” để giúp các cháu được điều trị kịp thời và sớm khỏe mạnh”.
Chương trình truyền hình nhân đạo "Khát vọng sống" dự kiến kết nối trao quà vào lúc 9 giờ, ngày 7-10-2023 tại gia đình chị Phạm Thị Xuân ở thôn 8, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Rất mong nhận được sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và quý nhà hảo tâm để gia đình chị Xuân vượt qua khó khăn, giúp những đứa trẻ được chữa bệnh kịp thời.
Mọi thông tin liên hệ và đóng góp, trực tiếp gửi về Phòng Bạn đọc - Tư liệu - Công tác xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV). Hoặc, biên tập viên Phạm Thị Quế (số điện thoại/zalo 0918.094.429), số tài khoản 0918094429 (Ngân hàng Nam Á, chi nhánh Bình Phước). Chuyển khoản, quý nhà hảo tâm vui lòng ghi rõ họ tên, địa chỉ và nội dung: Ủng hộ KVS T10 chị PHẠM THỊ XUÂN.
Tác giả: BPO
Ý kiến bạn đọc
Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024
lượt xem: 78 | lượt tải:26Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024
lượt xem: 259 | lượt tải:90Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
lượt xem: 220 | lượt tải:65