Bình Phước qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU

Thứ tư - 03/11/2021 04:04 1.148 0

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU ngày 01/11/2016 của Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động sáng tác, quảng bá, biểu diễn, xuất bản trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật” địa bàn tỉnh Bình Phước đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác quán triệt, tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Trong đó, phổ biến kịp thời tinh thần nội dung các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản liên quan đến văn hóa, văn học, nghệ thuật và các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 - 2022 của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; các quy chế, nội quy, Điều lệ Hội.
 

Tiết mục hát múa thể hiện sự giao thoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc (Ảnh: binhphuoc.online)
 

Thực hiện Kế hoạch 46-KH/TU ngày 26/12/2016 của Tỉnh ủy Bình Phước về phát động và tổ chức cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016-2020. Giai đoạn 1 (2016-2018) kết quả đạt 02 giải cấp Trung ương (lĩnh vực Âm nhạc và Nhiếp ảnh), tỉnh trao 10 giải cá nhân và 01 giải tập thể cho Tạp chí Văn nghệ đã có thành tích quảng bá, phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật. Giai đoạn 2 (2018-2020) kết quả 12 Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật đạt giải tỉnh trao; Chi hội Nghiên cứu Văn nghệ dân gian hoàn thành nghiệm thu Đề tài khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng kết quả các Đề tài cấp tỉnh của Bình Phước về văn hóa dân tộc S’tiêng”, hiện nay đã xuất bản sách; Thường trực Hội hỗ trợ Hội viên chi hội Âm nhạc số tiền 20.000.000đ nhằm khuyến khích Hội viên sáng tác, phổ biến tác phẩm. Chi hội Âm nhạc đã phát hành CD và tuyển tập ca khúc Bình Phước Khúc Tình Ca với 29 tác phẩm; Xét chọn 20/35 tác phẩm nhạc gửi Đoàn Ca múa Nhạc dân tộc phối hợp biểu diễn; Gửi tác phẩm tham dự xét Giải thưởng Văn học Nghệ thuật về đề tài Hải quân giai đoạn 2016-2020 gồm 69 tác phẩm, trong đó: Ghi chép 05, Tản văn 03, Ký sự 01, Thơ 37, Nhạc 03, Mỹ thuật 16, Nhiếp ảnh 01; Tác giả Thanh Phương đã sáng tác được trên 80 tác phẩm và đã in thành Tuyển tập “Bình Phước tôi yêu”.

Từ năm (2016 - 2021), ngành văn hóa tham gia 18 Liên hoan cấp toàn quốc và khu vực. Kết quả tham gia đạt 30 Huy chương Vàng, giải A; 45 Huy chương Bạc, giải B; 08 giải C và nhiều giấy khen, Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của UBND các tỉnh đăng cai tổ chức. Tổ chức Liên hoan văn nghệ quần chúng cấp tỉnh, thu hút đông đảo các diễn viên, ca sĩ, tuyên truyền viên và nghệ nhân đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh biểu diễn phục vụ nhân dân. Đồng thời, hàng năm tổ chức biểu diễn và lưu diễn phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước, ưu tiên phục vụ đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đoàn Ca múa nhạc dân tộc đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật và tuyên truyền lưu động phục vụ các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, bình quân được 90 buổi/năm và chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, bình quân được 350 buổi/năm; tham gia 04 đợt liên hoan, hội diễn cấp toàn quốc.

Tỉnh Bình Phước hiện có hơn 13.000 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, mỹ thuật có liên quan đến lịch sử kháng chiến, lĩnh vực dân tộc học, khảo cổ học… được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, trong đó có 01 bảo vật quốc gia là Đàn đá Lộc Hòa. Để góp phần bảo tồn và phát huy tốt giá trị hiện vật, từ năm 2016 đến nay, Bảo tàng tỉnh Bình Phước đã tổ chức và phối hợp với các bảo tàng ngoài tỉnh tổ chức gần 30 đợt trưng bày thu hút gần 45.000 lượt khách, qua đó giới thiệu về vùng đất, con người Bình Phước, nhất là sự hình thành của vùng đất Bình Phước và quá trình lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh cách mạng của quân dân Bình Phước đến với các đoàn khách tham quan, học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh.

  Các cơ quan báo chí tham gia tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các tác giả, tác phẩm, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của tỉnh trên các loại hình báo chí; đã có nhiều tin, bài viết phản ánh đa dạng về văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, có 537 tác phẩm tham gia Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước; 33 tác giả, tác phẩm sáng tác văn học, nghệ thuật được trao giải cấp tỉnh; 35 cá nhân được trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật; Đồng thời, tham gia xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong đời sống văn học, nghệ thuật; Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Qua 05 năm triển khai thực hiện chỉ thị, đạt được một số kết quả bước đầu. Các hoạt động sáng tác, quảng bá, biểu diễn nghệ thuật, liên hoan văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, đã động viên văn nghệ sỹ, những người yêu thích lĩnh vực văn học, nghệ thuật tích cực sáng tác, biểu diễn, tham gia giới thiệu tác phẩm văn học, nghệ thuật ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và nhu cầu sáng tạo, thưởng thức nghệ thuật cho công chúng; Tình hình tư tưởng của đa số văn nghệ sỹ, cán bộ, hội viên ổn định, luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành tôn chỉ, mục đích, điều lệ Hội; hoạt động sáng tác, biểu diễn theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng; Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật, việc giới thiệu quảng bá về vùng đất, con người Bình Phước đến với đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh ngày càng khởi sắc, phát triển; công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như Hoạt động sáng tác chỉ tập trung ở một số văn nghệ sĩ lớn tuổi, đề tài về vùng đất, con người và những thành tựu của tỉnh còn mờ nhạt, chưa được quan tâm sáng tác nhiều; Hoạt động quảng bá, biểu diễn chủ yếu tại thời điểm vào những ngày lễ, tết, sự kiện chính trị lớn và tập trung tại các đô thị, trung tâm…

Trong thời gian tới, các địa phương, đơn vị nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn học nghệ thuật trong đời sống xã hội. Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển phong trào văn học, nghệ thuật ở địa phương, đơn vị mình; Tăng cường công tác chỉ đạo định hướng sáng tác lành mạnh, theo đúng trọng tâm, chủ đề, đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, tránh sáng tác có nội dung lệch lạc, lạm dụng khai thác quá mức các mặt tiêu cực của đời sống xã; vận động đội ngũ văn nghệ sĩ nâng cao nhận thức trong hoạt động sáng tác, bám sát mảng đề tài về vùng đất, con người Bình Phước, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gương người tốt việc tốt, điển hình tiêu biểu về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là trong hoạt động sáng tác, biểu diễn, thông tin, bình luận của đội ngũ văn nghệ sĩ trên các trang mạng xã hội để chấn chỉnh, xử lý kịp thời các biểu hiện sai trái./.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay53,311
  • Tổng lượt truy cập17,026,200
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây