Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới (03 kỳ)

Thứ ba - 05/12/2023 21:19 1.378 0
KỲ 1: ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: Sự phát triển của Internet đã tạo nên một không gian xã hội mới - không gian mạng. Không gian mạng đã thực sự trở thành “kho tàng” để thu thập và lan truyền thông tin nhưng cũng trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá ở Việt Nam.
 “Mặt trận chính” trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trên thế giới hiện nay, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng cho thấy cuộc đọ sức quyết liệt thông qua ảnh hưởng của quyền lực mềm giữa Nga với Mỹ và phương Tây tại Ukraine trên không gian mạng. Giới lãnh đạo Nga đặc biệt chú trọng đến vai trò của truyền thông, coi truyền thông là một loại vũ khí và chiến tranh thông tin là “loại hình chiến tranh chủ yếu”.
Ở Việt Nam, sự gia tăng người dùng và sự phổ biến của Internet cũng như mạng xã hội mang đến nhiều cơ hội nhưng các đặc trưng như tính mở, không có ranh giới giữa “thực” và “ảo”, ẩn danh của không gian mạng cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng rủi ro về an ninh mạng. Các thách thức an ninh mạng ngày càng ảnh hưởng và tác động sâu sắc nhiều mặt đến Việt Nam.
 
Infographic: Tổng quan về Internet & mạng xã hội tại Việt Nam tính đến đầu năm 2023 theo báo cáo “Digital 2023 Global Overview” của tổ chức We Are Social. (Nhóm tác giả thực hiện)
 
Các đối tượng thù địch, phản động sử dụng thủ đoạn rất nham hiểm, như “cung cấp” thông tin thật giả lẫn lộn để bịa đặt, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng; lôi kéo, tập hợp thành lập lực lượng chống đối, khiến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bị đe dọa. Không những thế, không gian mạng còn bị biến thành môi trường để thế lực thù địch thực hiện chiến tranh tâm lý, lợi dụng các sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế, đối ngoại của đất nước đưa ra những nhận định, đánh giá phiến diện, một chiều, thậm chí thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc, trong đó, chúng đặc biệt nhấn mạnh vào việc tấn công nội dung cốt lõi thuộc hệ tư tưởng, đường lối của Ðảng ta. Cụ thể:

Thứ nhất, không ngừng tung ra những luận điệu phản động, cố tình xuyên tạc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tung tin “hỏa mù” với hàng nghìn bài viết, phỏng vấn, thư ngỏ…, bằng các luận điệu vu cáo, bình luận thâm độc, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng. Ca ngợi thành tựu, bước tiến của chủ nghĩa tư bản một cách thiếu khách quan, khoa học, duy ý chí, lý tưởng hóa, đề cao, sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ cũng như cổ xúy cho việc theo đuổi các giá trị văn hóa, dân chủ của phương Tây, chủ nghĩa tư bản.

Thứ hai, làm trầm trọng hóa những khó khăn, yếu kém, sai lầm trong phát triển của đất nước, trên cơ sở đó phủ nhận những thành tựu, cố gắng và nỗ lực trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của toàn Đảng, toàn dân ta. Cụ thể, công kích, đả phá, phủ nhận thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong phát triển và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tận dụng tối đa những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị một số nơi để quy kết cho đây là bản chất của chế độ. Từ đó, chúng đòi Đảng tự nguyện rời bỏ vai trò lãnh đạo.

Thứ ba, các sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế, đối ngoại và cả lịch sử dân tộc truyền thống cách mạng được các thế lực thù địch triệt để sử dụng như những cơ hội, điều kiện để dàn dựng, xuyên tạc những thông tin thất thiệt, làm phức tạp hóa tình hình, gây hoang mang, hoài nghi trong dư luận, nhân dân. Soạn thảo, tán phát nhiều tài liệu tuyên truyền xuyên tạc Nghị quyết, các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các Kỳ họp Quốc hội, kích động, chia rẽ nội bộ, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ bằng các chiến dịch truyền thông rầm rộ trên không gian mạng.

Thứ tư, tích cực sử dụng những vấn đề tôn giáo nhạy cảm dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, hòng khiến cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng. Sử dụng lực lượng tôn giáo tại các điểm nóng ở 63 tỉnh, thành để đẩy mạnh “dân chủ, nhân quyền”, tạo bất ổn về an ninh chính trị, tập dượt các cuộc “cách mạng màu”.

Thứ năm, núp dưới danh nghĩa “xã hội dân sự”, các “hội”, “nhóm” phản động đđẩy mạnh hoạt động chống phá. Chúng tập trung tài trợ các chương trình, dự án liên quan đến sức khỏe cộng đồng, người yếu thế nhằm thúc đẩy hình thành các hội, nhóm hoạt động bất hợp pháp. Nhận tiền tài trợ của cá nhân, tổ chức bên ngoài để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ trên Internet, mạng xã hội. Vận động ký gửi “Thư ngỏ” kêu gọi Facebook xóa bỏ các mạng lưới “tài khoản độc hại” ở Việt Nam, công kích cho rằng chính quyền Việt Nam thành lập các mạng lưới báo cáo với hàng triệu tài khoản giả mạo để tấn công tài khoản của các đối tượng “hoạt động xã hội dân sự”.
 
Các thế lực thù địch lợi dụng mạng internet, mạng xã hội đăng tải những thông tin xấu, độc, truyền bá những quan điểm sai trái, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta. (Ảnh: Công an Thái Nguyên)
 
Gần đây, các thế lực thù địch cũng triệt để lợi dụng mạng xã hội để ra sức tuyên truyền công tác nhân sự của Đảng; bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Lợi dụng những sai phạm của một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao trong một số vụ án lớn như Đại án Việt Á và CDC các địa phương, vụ án “Chuyến bay giải cứu”… để lên tiếng cáo buộc “Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự suy thoái, biến chất”! Chúng triệt để sử dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo (ChatGPT, Midjourney, Deepfake…) để phát động hàng trăm chiến dịch truyền thông chống phá; đẩy mạnh đăng tải, tán phát tin bài, video xấu độc, bóp mép, quy chụp, gán ghép, suy diễn vô căn cứ tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại của Việt Nam…
 
Hậu quả khôn lường
 
Thông tin nhanh về vụ việc xảy ra tại huyện Cư Kuin, Đắk Lắk ngày 11/6/2023 tại Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 6/2023, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Bộ Công an cho biết, các đối tượng trên đều cư trú tại địa bàn tỉnh, phần nhiều là đối tượng trẻ có lối sống ảo tưởng, cực đoan, bị các đối tượng cầm đầu xúi giục, kích động qua không gian mạng. Quay ngược thời gian, tháng 6/2018, khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, những lời kêu gọi phản đối, luận điệu thù địch, thổi bùng nguy cơ đánh mất chủ quyền nhằm kích động người dân, tạo sự hằn thù dân tộc đã lập tức xuất hiện tràn lan trên Internet. Ngày 7/6/2018, linh mục Nguyễn Văn Lý đã lên internet “hiệu triệu quốc dân Việt tổng biểu tình toàn quốc và toàn cầu” . Hậu quả là, đã xảy ra những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh và một số các địa phương khác trên cả nước, do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo phá rối an ninh trật tự. Theo cáo trạng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng, đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận vào tối 10/6 và đêm 11/6/2018, “một số thực hiện hành vi khi vừa nhậu xong, bị mạng xã hội kích động, không làm chủ được bản thân”. Như vậy, không gian mạng đã bị các thế lực thù địch lợi dụng thông tin lệch lạc, dẫn dắt dư luận và kích động một số nhóm người vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trên thế giới, sau 18 ngày lời kêu gọi lật đổ chế độ của Tổng thống Ai Cập Mubarak được phát đi trên Facebook, quốc tế đã chứng kiến sự sụp đổ nhanh chóng của một chính quyền đã tồn tại 30 năm.

 
Một số bài viết mang luận điệu xuyên tạc, bóp méo, suy diễn về vụ việc nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) vào rạng sáng 11/6. (Ảnh: baohoabinh.com.vn)
 
Thực tiễn đã chứng minh, các đối tượng chống phá khai thác triệt để các tiện ích của không gian mạng, thổi phồng những khó khăn, yếu kém để gia tăng các hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng ở Việt Nam. Các thế lực trong và ngoài nước vẫn không từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam với các thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm trên không gian mạng như: “Biến không thành có, biến ít thành nhiều, biến hiện tượng thành bản chất”.

Biểu hiện cụ thể, hàng nghìn tin bài được tung lên các mạng xã hội, các phương tiện truyền thông mới, các diễn đàn nhằm gây nhiễu loạn thông tin, kích động những tư tưởng bất mãn, phản kháng, chống đối với Đảng, Nhà nước, hướng lái công chúng truyền thông hiểu sai lệch nhằm gia tăng sự bất đồng thuận. Các quan điểm được lồng ghép trong các bài viết đa tầng thông tin, đa quan điểm, đánh tráo khái niệm, ngụy tuyên truyền. Các đối tượng sử dụng tài khoản giả mạo, tin tặc, troll, honey-pot, bot… để lan truyền thông tin xấu, độc, sai sự thật hoặc cố ý đưa thông tin mang lại lợi ích cho mình. Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vẫn phụ thuộc vào các thuật toán, dữ liệu đầu vào do con người cung cấp, chưa có khả năng sinh ra tri thức mới, dẫn tới một số tác động tiêu cực như: Nguy cơ mất an toàn thông tin, nguy cơ mất an ninh trật tự…

Hiện nay, thường xuyên có các trang mạng, blog, trang facebook, fanpage, youtube đăng tải hàng nghìn tin, bài có nội dung xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (PA05) Bộ Công an cho biết, mỗi ngày, có 400 nguồn thông tin xấu độc được các thế lực thù địch phát tán với khoảng 5.000 tin, bài, video, clip được tung lên mạng xã hội. Trung bình mỗi tuần có 4,2 triệu người Việt Nam tiếp cận thông tin xấu, độc. Chỉ tính riêng từ ngày 12/6-18/6/2023, có gần 3.000 tin, bài, video, clip thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc về các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội. Những hành vi khi không kịp thời được kiểm soát để tạo sự bất an trong dư luận xã hội, sự hoang mang trong quần chúng nhân dân, gây ra những hệ lụy không thể lường đối với sự ổn định, bền vững của chế độ nói chung, an ninh trật tự, an toàn xã hội nói riêng.
 
Hoàng Thu Hằng - Lê Phạm Tuấn Vinh - Nguyễn Anh Đức - Trần Lâm Hùng
Giải Khuyến khích Trung ương, giải nhất cấp tỉnh Cuộc thi chính luận về bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng lần 3/2023.

Tác giả: Hoàng Thu Hằng - Lê Phạm Tuấn Vinh - Nguyễn Anh Đức - Trần Lâm Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 66 | lượt tải:36

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 47 | lượt tải:33

118-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ X tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029

lượt xem: 412 | lượt tải:203
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay41,685
  • Tổng lượt truy cập11,986,780
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây