Kỳ 2: Củng cố thế trận và quyết liệt đấu tranh trên không gian mạng

Thứ tư - 13/12/2023 20:31 1.054 0
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống việc lợi dụng mạng xã hội và internet để chống phá chính quyền, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Nỗ lực xây dựng, bảo vệ vùng “xanh, sạch” trên không gian mạng

Hệ thống các văn bản pháp quy phạm pháp luật ở nước ta từng bước được hoàn thiện, tạo ra hành lang pháp lý để cán bộ, đảng viên và nhân dân tự do hoạt động trên không gian mạng trong khuôn khổ của pháp luật. Việc thiết lập và giám sát trên không gian mạng hết sức cần thiết để tạo ra những vùng “xanh, sạch” cho các hoạt động trực tuyến của các cá nhân, đơn vị, tổ chức và có những chế tài xử lý thật nghiêm khắc các đối tượng lan truyền các thông tin phản động trên không gian mạng.
Từ đầu năm 2022 đến nay, đã có 572 vụ án trên không gian mạng về các vụ việc tung tin sai sự thật trên các trang mạng bị Bộ Công an điều tra và khởi tố; trong đó khởi tố 63 vụ việc với 68 bị can, xử phạt hành chính 455 đối tượng,... Đó là minh chứng để chứng minh cho những nỗ lực để bảo vệ người dân tránh khỏi những thông tin giả, xấu độc, kích động từ các đối tượng thù địch.
 
Infographic: Một số văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến an toàn thông tin mạng (Nhóm tác giả thực hiện)
 
 
Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiên trì triển khai đấu tranh quyết liệt, buộc các nền tảng xuyên biên giới, điển hình là Facebook, Google, Tiktok, Apple, Netflix phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ những nội dung xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo sai, phản cảm. Các cơ quan chức năng đã gỡ bỏ các trang điện tử, tài khoản mạng xã hội giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương. Ngăn chặn hàng nghìn trang mạng có nội dung xấu độc, đặt máy chủ tại nước ngoài. Làm rõ sai phạm, kiến nghị xử lý chủ thể các báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp; phát hiện, xử lý chủ thể quản lý tài khoản mạng xã hội, trang thông tin điện tử vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh thông tin mạng, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet, viễn thông trong nước nâng cao chất lượng chặn lọc thông tin xấu, độc.

Kiên quyết, kiên trì đàm phán, đấu tranh với các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, buộc phải cam kết và nghiêm túc triển khai việc ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái thù địch khi có yêu cầu từ các cơ quan chức năng của Việt Nam. Cụ thể, đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, tập trung buộc Facebook, Google, Tiktok gỡ các tài khoản giả mạo, hàng trăm ngàn tin, bài, video xấu độc trên nền tảng mạng xã hội, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Đại hội XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.
 

Infographic: Các cơ quan chức năng ở Việt Nam triển khai đấu tranh quyết liệt, buộc các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ những nội dung xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo sai, phản cảm trên không gian mạng. (Nhóm tác giả thực hiện).
 
Công tác tuyên truyền thông tin tích cực trên báo chí, truyền thông, trên internet và mạng xã hội ngày càng được đổi mới, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có sức lan tỏa trong xã hội. Việc xử lý kịp thời một số đối tượng “cộm cán” công khai chống phá đã góp phần lạo bỏ nguồn tán phát thông tin xấu độc, làm lành mạnh hóa môi trường thông tin trên mạng xã hội được cán bộ, đảng viên, nhân dân ủng hộ, tạo sức răn đe số đối tượng khác.
 
Tập huấn về kỹ năng xử lý thông tin trên không gian mạng
ở huyện Đồng Phú, Bình Phước năm 2023. (Ảnh: Nhóm tác giả)
Công tác chủ động, kịp thời trong triển khai Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên về xây dựng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung và trên không gian mạng nói riêng. Hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa hội ở Việt Nam, đặc biệt thông qua các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” giúp cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân nâng cao nhận thức sâu sắc hơn nữa và tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, nâng cao khả năng tự đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước các thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch; tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó, thúc đẩy, phát huy sức mạnh tổng hợp trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ.
 
Cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, Bình Phước tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn quét mã QR để tìm hiểu các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên mạng xã hội (Ảnh: Nhóm tác giả)
Công tác tuyên truyền thông tin tích cực trên báo chí, truyền thông, trên internet và mạng xã hội ngày càng được đổi mới, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, có sức lan tỏa trong xã hội. Việc xử lý kịp thời một số đối tượng “cộm cán” công khai chống phá đã góp phần lạo bỏ nguồn tán phát thông tin xấu độc, làm lành mạnh hóa môi trường thông tin trên mạng xã hội được cán bộ, đảng viên, nhân dân ủng hộ, tạo sức răn đe số đối tượng khác.

“Điểm nghẽn” cần khai thông

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, trong cuộc chiến trên không gian mạng, công tác đấu tranh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao”. Cụ thể, một số tồn tại đã kéo dài trong cả nhận thức và hành động như thái độ thờ ơ trước các thông tin chống phá trên không gian mạng. Có lúc, có nơi còn bị tình trạng bị động, lúng túng, năng lực xử lý yếu khi có vụ việc phức tạp, bất ngờ xảy ra.
Thông tin chống phá xuất hiện hằng ngày, không chỉ đến từ các thế lực thù địch bên ngoài mà còn đến từ số đối tượng phản động, bất mãn, cơ hội chính trị trong nước. Chúng coi thường pháp luật và công tác quản lý của các cơ quan chức năng, công khai đăng bài công kích Đảng, Nhà nước và chế độ. Các đối tượng chống phá ngày càng khai thác tối đa các tiện ích của không gian mạng, triệt để lợi dụng những khó khăn, yếu kém của ta để gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Nếu chúng ta xử lý thông tin chậm, hoặc không xử lý thông tin kịp thời, làm mất đi tính thời điểm - đặc điểm quan trọng nhất trong đấu tranh trên không gian mạng, mất đi lợi thế về thời gian so với các thế lực thù địch, cơ hội chính trị.
Công tác thông tin, tuyên truyền đăng tải, chia sẻ thông tin tích cực nhất là chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa thực sự kịp thời. Hình thức, nội dung chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được sự mong đợi của các tầng lớp nhân dân. Một số cơ quan báo chí thiếu sự thận trọng hoặc chưa kỹ lưỡng trong khâu xuất bản, đăng tải các tin, bài, nhất là những thông tin vụ việc mang tính nhạy cảm, dễ bị thế lực thù địch triệt để lợi dụng, xuyên tạc, chống phá. Việc lựa chọn vấn đề, nội dung để tuyên truyền, sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại để lan tỏa bài viết, bình luận trên không gian mạng còn có lúc, có nơi chưa kịp thời.
Hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Việc kiểm tra, ngăn chặn các tài khoản, trang mạng xã hội có nội dung xấu, độc đem lại hiệu quả chưa cao. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực phản động sử dụng những phương thức, thủ đoạn chống phá ngày càng quyết liệt, tinh vi, khó lường. Chúng triệt để lợi dụng các ưu thế về công nghệ, tiện ích trên không gian mạng, sử dụng công cụ là các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội, nhất là các dịch vụ trên Internet (livestream (phát trực tiếp), dịch vụ quảng cáo) để mở rộng hoạt động tuyên truyền chống phá; sử dụng các mạng xã hội do các nhà mạng nước ngoài cung cấp (như Facebook, Google, Tiktok…). Vì vậy, còn có những khó khăn trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian mạng. Đây cũng chính là những “điểm nghẽn” quan trọng cần khai thông để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng trong thời gian tới.

Hoàng Thu Hằng - Lê Phạm Tuấn Vinh - Nguyễn Anh Đức - Trần Lâm Hùng
Giải Khuyến khích Trung ương, giải nhất cấp tỉnh Cuộc thi chính luận về bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng lần 3/2023.

Tác giả: Hoàng Thu Hằng - Lê Phạm Tuấn Vinh - Nguyễn Anh Đức - Trần Lâm Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay59,585
  • Tổng lượt truy cập16,390,764
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây