Kỳ 3: Cán bộ, đảng viên tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng trên không gian mạng

Thứ năm - 14/12/2023 21:11 2.125 0
Để bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, huy động các lực lượng tham gia, có sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng; trong đó, vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên là nhân tố quan trọng, quyết định.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, các nền tảng xã hội ra đời và ngày càng khẳng định vị trí không thể thiếu trong đời sống chính trị cũng như kinh tế - xã hội của các quốc gia và cả người dân. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số hiện nay là một đòi hỏi và yêu cầu bức thiết. Người dân, hầu hết cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều có cho mình ít nhất một tài khoản mạng xã hội, thậm chí xây dựng cả trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội. Đây cũng là nhu cầu chính đáng, phản ánh sự phát triển trong tương tác xã hội của cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, khi mạng xã hội, môi trường không gian mạng, các tương tác trên mạng càng phát triển mạnh thì các thế lực thù địch, phản động càng triệt để lợi dụng để phủ sóng rộng hơn, mạnh hơn các thông tin chống phá của chúng. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hộ của chính quyền các cấp để kích động dư luận, tạo tâm lý phản kháng, làm dao động tư tưởng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, làm cho cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,... Vấn đề đặt ra là, mỗi cá nhân từng cán bộ, đảng viên cần ý thức được trách nhiệm công dân trong việc sử dụng tài khoản mạng xã hội để bày tỏ quan điểm đúng đắn, lan tỏa những giá trị nhân văn, đạo đức, góp phần tạo định hướng chính trị vững vàng, là “sức đề kháng” trước những thông tin độc hại, là vũ khí tấn công hiệu quả nhằm lấn át những nội dung thông tin tiêu cực trên không gian mạng.
 
Đoàn thanh niên phối hợp cùng Tổ công nghệ thông tin thành phố Đồng Xoài, Bình Phước hướng dẫn cách tạo tài khoản trên các phần mềm; Dịch vụ công quốc gia, BinhPhuocToday và VNEID. (Ảnh: Nhóm tác giả)
 
Bối cảnh mới, giai đoạn cách mạng mới hiện nay đã và đang đặt ra yêu cầu về bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng hết sức cấp thiết. Để bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, huy động nhiều lực lượng tham gia, cần có sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” trong thực hiện các quyết sách của Đảng và Nhà nước như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh.

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã nêu rất rõ: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên. Với hơn 5 triệu đảng viên, đây là lực lượng nòng cốt góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung và trên không gian mạng nói riêng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là lực lượng tiên phong trên tuyến đầu của mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là người chiến sỹ xung kích trên mặt trận đầy cam go, thử thách này.
 
Bác Vũ Văn Tuyền, đảng viên 75 tuổi đời, 50 năm tuổi đảng, Chi bộ khu phố 5, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, Bình Phước được cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng Sổ tay đảng viên điện tử, hướng dẫn khi tham gia mạng xã hội như Zalo, Facebook để lan tỏa những thông tin tích cực. (Ảnh: Nhóm tác giả).
 
Mới đây nhất, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 85- QĐ/TW về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet và mạng xã hội. Đây được xem là như kim chỉ nam cho cán bộ, đảng viên khi tham gia không gian mạng. Năm 2023, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 99-HD/BTGTW về việc thực hiện Quy định số 85-QĐ/TW của Ban Bí thư, triển khai hướng dẫn của Trung ương, cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện Quy định số 85-QĐ/TW của Ban Bí thư. Theo đó, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, mạng xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và xây dựng môi trường internet, mạng xã hội Việt Nam văn minh, lành mạnh, an toàn.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung quan trọng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng, sống còn trong công tác xây dựng Đảng; là việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, các ban, ngành, đoàn thể và của từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Theo đó, mỗi tổ chức đảng và cá nhân đảng viên khi tham gia mạng xã hội phải xác định nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch trên không gian mạng có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Ðảng.

Từ đó, có thể cụ thể hóa thành một số giải pháp trọng tâm đối với mỗi cán bộ, đảng viên như sau:
Một là, tự nâng cao nhận thức trách nhiệm về nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Phải nhận thức “tính hai mặt” của không gian mạng, “nhận diện” rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong việc sử dụng không gian mạng để chống phá cách mạng nước ta. Từ đó, nêu cao nhận thức, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, có nhãn quan chính trị đúng đắn, đủ sức “phản biện” trước các thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên định lập trường chính trị, không bị tác động tiêu cực tới tư tưởng chính trị và bản lĩnh. Phải tham gia mạng xã hội với cảm xúc lành mạnh, chủ động làm chủ không gian mạng, phải để không gian mạng trở thành phương tiện, công cụ đắc lực phục vụ cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng.

Hai là, bản thân mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng năm 2018, Quy định số 69-QÐ/TW ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Quy định số 85- QĐ/TW về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet và mạng xã hội, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và các văn bản, chính sách, pháp luật khác của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nội dung này. Từ những quy định trên, mỗi cán bộ, đảng viên tự hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm trong việc, đăng tải, chia sẻ, bình luận nội dung không phù hợp trên internet, mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.

Ba là, khi tham gia mạng xã hội, hoạt động trên không gian mạng, cán bộ, đảng viên chủ động lan tỏa thông tin tích cực rất, góp phần “phủ xanh” thông tin tích cực, đẩy lùi, pha loãng thông tin tiêu cực.

Trong đó, thực hiện “4 tích cực”: Tích cực bình luận (comment) theo hướng đồng thuận, làm rõ thêm thông tin tích cực đó; Tích cực thích (like) bày tỏ cảm xúc, thái độ với thông tin tích cực; Tích cực chia sẻ (share) rộng rãi, lan tỏa các thông tin tích cực; Tích cực đăng tin, bài, hình ảnh tuyên truyền thông tin tích cực về những kết quả nổi bật trong công tác lãnh đạo của Đảng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở các cấp; giới thiệu, quảng bá các hình ảnh tích cực, tốt đẹp về địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước; giới thiệu gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, các câu chuyện có giá trị nhân văn trên trang mạng xã hội cá nhân hoặc các trang cộng đồng.
 
Infogarphic: Những điều nên làm và không nên làm khi tham gia mạng xã hội/không gian mạng (Nhóm tác giả thực hiện)
 
Bốn là, mỗi cán bộ, đảng viên phải có ý thức và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin mà mình lưu trữ, truyền tải, đăng tải trên trang cá nhân của mình.

Tuyệt đối tuân thủ “9 không”: Không thích (like); Không chia sẻ (share); Không bình luận (comment) cổ súy những thông tin sai trái, thù địch, tiêu cực; Không đăng phát thông tin tiêu cực, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội; Không được cung cấp, để lộ, làm mất, viết bài, đăng những thông tin bí mật; Không tàng trữ, tán phát những thông tin, quan điểm trái quy định; Không viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác viết, tin, bài sai sự thật; Không sáng tác, tán phát các tác phẩm, công trình văn học - nghệ thuật không lành mạnh; Không tán phát bài viết, phỏng vấn, hồi ký, phim, ảnh không đúng quy định.

Năm là, khi thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân, tài khoản mạng xã hội, cần phải khai báo thông tin chính danh như: thông tin cá nhân, thông tin nghề nghiệp. Phải chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung thông tin mình cung cấp, chia sẻ trên không gian mạng. Mỗi cá nhân khi phát hiện trang thông tin điện tử của mình và những người xung quanh có những thông tin tiêu cực, bị mạo danh, có điểm bất thường, mạo danh một số cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị để lừa đảo, vay tiền, tung tin xấu độc trên không gian mạng cần ngay lập tức cấp ủy phải kịp thời xử lý; báo cáo, phối hợp cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Chắc chắn rằng, cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiên phong và đề cao vai trò nêu gương sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Mỗi đảng viên hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như lời đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chia sẻ: “Nếu mỗi một cán bộ, đảng viên dùng smartphone, facebook mỗi ngày chủ động chia sẻ cho nhau một bài báo hay, một clip tốt, viết một bình luận tích cực, tìm kiếm một thông tin tốt đẹp, gửi đi thông điệp hay thì đã góp phần làm cho công tác tư tưởng tốt hơn”.

Infographic: Ý kiến của lãnh đạo các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đưa ra giải pháp góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới (Nhóm tác giả thực hiện)
 
 

Hoàng Thu Hằng - Lê Phạm Tuấn Vinh - Nguyễn Anh Đức - Trần Lâm Hùng
Giải Khuyến khích Trung ương, giải nhất cấp tỉnh Cuộc thi chính luận về bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng lần 3/2023.

Tác giả: Hoàng Thu Hằng - Lê Phạm Tuấn Vinh - Nguyễn Anh Đức - Trần Lâm Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

141-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Bình Phước năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

lượt xem: 70 | lượt tải:21

TLBCĐ

Tài liệu Hỏi – Đáp sử dụng mạng xã hội đúng cách

lượt xem: 109 | lượt tải:18

06/1/2025

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC “Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ TẦM VÓC CHIẾN LƯỢC CỦA CHIẾN THẮNG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 - PHƯỚC LONG” (06/01/1975 - 06/01/2025)

lượt xem: 237 | lượt tải:66
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay51,759
  • Tổng lượt truy cập18,129,506
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây