Chú trọng công tác biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và truyền thống

Thứ sáu - 27/09/2024 05:57 329 0
Thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền và đại bộ phận cán bộ, đảng viên đều đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương, tinh thần tự hào dân tộc; góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc đã tích cực tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, thẩm định lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương, ngành, đơn vị.
 
777777777777777
Công tác biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương đã được quan tâm, tăng cường
 
Đối với Bình Phước, việc tổ chức triển khai sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử của Đảng bộ các cấp, các ngành, nhất là cấp xã đã được cấp ủy quan tâm, chỉ đạo đạt kết quả khá cao về số lượng; chất lượng nghiên cứu, biên soạn cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương có bước tiến bộ rõ nét. Kết quả nghiên cứu, biên soạn, xuất bản và tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử truyền thống của các ngành trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc tổng kết sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ tỉnh và trong công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Từ 2018 đến nay, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực như đã xuất bản 89 công trình lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử truyền thống ngành, kỷ yếu, hồi ký, cụ thể: Triển khai biên soạn, bổ sung, tái bản 25 công trình, kỷ yếu, hồi ký tiêu biểu như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930 - 2020); Lịch sử Đảng bộ huyện Hớn Quản (1930 - 2024); Hồi ký của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Bình Phước; Bình Phước - Di tích và danh thắng; Biên soạn Lịch sử Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước (2005 - 2020); Lịch sử Trường Chính trị tỉnh Bình Phước (1997 - 2021); Kỷ yếu ngành tổ chức tỉnh Bình Phước (1997 - 2022) … Các huyện, thị, thành ủy, xã, phường, thị trấn hoàn thành biên soạn 64 công trình; trong đó 39 công trình, kỷ yếu và 25 công trình cấp xã.

Công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị số 20- CT/TW và Kế hoạch số 99-KH/TU tiếp tục được thực hiện rộng khắp trong toàn tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến trên nhiều kênh thông tin, như: Bản Thông tin nội bộ; Trang Website Tỉnh ủy, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước,… Đồng thời, yêu cầu các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc đã bám sát yêu cầu của kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện nghiêm túc góp phần đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, của Đảng và đảng bộ địa phương tiếp tục được đẩy mạnh. Kịp thời tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, giáo dục kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh bằng nhiều hình thức và hoạt động khá thiết thực, hiệu quả. Chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ, đối tượng học sinh, sinh viên; chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền, giáo dục lịch sử đưa vào sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của tỉnh từ nhiều năm nay. Các cuốn lịch sử Đảng bộ, truyền thống của ngành được phát hành đến chi, đảng bộ trực thuộc, thư viện và trường học đóng trên địa bàn. Nhiều xã, phường, thị trấn phối hợp với nhà trường đóng trên địa bàn tổ chức nói chuyện ngoại khoá cho học sinh về đề tài lịch sử Đảng bộ, về những tấm gương của các anh hùng, liệt sỹ... Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng có thể rút ra một số kinh nghiệm: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 20-CT/TW và Kế hoạch số 99-KH/TU nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và tính đặc thù của nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử; từ đó, đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các đơn vị chưa hoàn thành theo tiến độ của Kế hoạch số 99-KH/TU; đồng thời, phải đảm bảo chất lượng của tác phẩm, xác định rõ mốc thời gian cụ thể để hoàn thành việc biên soạn các tác phẩm; có sự phân công, hỗ trợ phù hợp để các xã thực hiện tốt công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, lịch sử Đảng trong toàn xã hội, với nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng. Chú ý tăng cường công tác giáo dục truyền thống trong trường học, giáo dục cho thế hệ trẻ. Phải thật sự coi trọng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng cấp huyện và cấp cơ sở trong toàn tỉnh./.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay54,374
  • Tổng lượt truy cập16,800,779
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây