Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, có 47 di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng, trong đó 5 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh. Chưa kể còn nhiều di tích khác đang được xem là tài sản quí của người Bình Phước. Hệ thống di tích văn hóa lịch sử này mang giá trị nguồn lực văn hóa quan trọng cần được chú trọng phát huy trong phát triển ở vùng Đông Nam Bộ. Nó thể hiện gần như đầy đủ các giá trị thuộc nguồn lực văn hóa ở Đông Nam Bộ cần phát huy.
Trong 47 di tích được xếp hạng, có 5 di tích mang giá trị thiên nhiên, là danh thắng tiêu biểu cho vùng đất đa dạng sinh thái Đông Nam Bộ (Vườn quốc gia Cát Tiên, Núi Bà Rá - Thác Mơ, Thác Đứng, Thác Đak Mai 1, Thác Voi/Thác Liêng Rót); 7 di tích mang dấu ấn văn hóa của người xưa thời sơ sử (Thành đất hình tròn Lộc Tấn 2, Thành đất hình tròn Long Hà 1, Thành đất hình tròn Long Hưng, Thành đất hình tròn Thuận Lợi 1, Bãi Tiên, Thành đất hình tròn Thuận Phú 2, Thành đất hình tròn Tân Hưng 3), có 5 di tích mang giá trị tài sản văn hóa cổ truyền (Chùa Sóc Lớn, Đình Thần Hưng Long, Đình thần Tân Khai, Đình thần Tân Lập Phú, Đình thần Thanh An, Chùa Đức Bổn A Lan Nhã, Chùa Đức Minh); 25 di tích lịch sử đấu tranh cách mạng (Bồn xăng kho nhiên liệu VK96 thuộc Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, Bồn xăng kho nhiên liệu VK98 thuộc Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, Điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh-1973, Căn cứ Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Mộ 3000 đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972, Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Sân bay quân sự Lộc Ninh, Bồn xăng kho nhiên liệu VK99, Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng - xã Phú Riềng chống thực dân Pháp ngày 25/10/1933, Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng, Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, Địa điểm Căn cứ Cục Hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam 1973-1975, Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài, Địa điểm thảm sát ở Bù Đốp 16/3/1978, An Lộc “Nhà và đường hầm”, Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định, Mộ tập thể lực lượng vũ trang an ninh An Lộc, Miếu Bà Rá - Dốc cây cầy, Địa điểm chiến thắng Dốc 31, Khu di tích Nơi thành lập Sư đoàn 302, Căn cứ Sở Nhỏ - Ban An ninh Bình Phước, Trường Quốc Quang, Nơi ghi dấu tội ác của Mỹ - ngụy tại cầu Đăk Lung, Két nước - Địa điểm Mỹ - ngụy sát hại đồng bào Làng 2 Đồn điền cao su Thuận Lợi năm 1965, Địa điểm ngụy quyền ném bom thảm sát dân thường tại chợ Lộc Ninh); có một di tích kiến trúc thời Pháp thuộc (Bệnh viện Lộc Ninh).
Cổng chào Khu di tích Khu Di tích Quốc gia đặc biệt
căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
Cùng với hệ thống di tích lịch sử, danh thắng, tỉnh Bình Phước có 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đó là đờn ca tài tử Nam Bộ, có 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 25 di sản phi vật thể cấp tỉnh. Đặc biệt, Bình Phước có di sản vật thể Bảo vật Quốc gia Đàn đá Lộc Hòa
Tỉnh đoàn Bình Phước - Bình Dương nghe giới thiệu về Bảo vật Quốc gia Đàn đá Lộc Hòa
Qua giá trị của hệ thống di tích văn hóa lịch sử ở Bình Phước phản ánh quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm lịch sử văn hóa của tỉnh Bình Phước trong không gian văn hóa lịch sử của vùng Đông Nam Bộ, vừa mang hình ảnh của toàn vùng, vừa có nét riêng của một tỉnh “tiền tiêu” thuộc vùng. Phát huy được nguồn lực di tích văn hóa lịch sử ở Bình Phước cũng là sự đóng góp quan trọng cho vùng Đông Nam Bộ theo định hướng phát triển./.