Những quy định mới cần lưu ý về BHXH

Chủ nhật - 19/09/2021 01:21 801 0
Ngày 29-12-2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH (BHXH) về BHXH bắt buộc. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2021. Xin giới thiệu về những quy định mới đáng lưu ý trong thông tư này.
Thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Theo đó, Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH thì tham gia BHXH bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH. Như vậy, trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà đồng thời là người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng,… thì tham gia BHXH bắt buộc theo nhóm đối tượng NLĐ làm việc theo hợp đồng.
Mức hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ không trọn tháng
Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng bằng (=) tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia (:) cho 24 ngày (x) nhân với tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) rồi tiếp tục nhân với (x) số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau. Trong đó: Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này. Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Như vậy, so với quy định hiện hành, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH đã bổ sung quy định mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng. Ngoài ra, NLĐ thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kềtrước khi nghỉ việc. Trong khi đó, theo quy định hiện hành thì được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó). Trong trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. (Nội dung mới)
Bổ sung trợ cấp một lần khi sinh con đối với lao động nam
Tại Khoản 5, Điều 1 trong Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH đã bổ sung quy định liên quan đến chế độ thai sản dành cho lao động nam, như sau: Trường hợp người mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015 thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 Luật BHXH. Như vậy, trường hợp cả hai vợ chồng cùng tham gia BHXH mà người vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người chồng đóng BHXH đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 tháng lương cơ sở. Ngoài ra, thông tư còn bổ sung quy định: Vệc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Thời gian nghỉ phép năm trùng với nghỉ thai sản
Trong Khoản 7, Điều 1 của thông tư này cũng đã bổ sung hướng dẫn trường hợp thời gian hưởng chế độ thai sản trùng với phép năm, như sau: Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Luật BHXH đối với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì: Thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ. Thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Luật BHXH.
Chính sách nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Tại Khoản 8, Điều 1, trong Thông Tư 06/2021 bổ sung quy định: “Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật BHXH là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi. Đồng thời, bổ sung quy định: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 Luật BHXH thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.
Quy định mới về tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu
Theo Khoản 19 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH đã bổ sung nội dung như sau: Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng BHXH trước ngày 1-10-2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 1-1-2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng BHXH trước ngày 1-10-2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP.
Quy định về trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Tại Khoản 23, Điều 1 trong Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bổ sung quy định như sau: Thời điểm xem xét tuổi đối với thân nhân của người lao động theo quy định tại Luật BHXH là kết thúc ngày cuối cùng của tháng mà người lao động chết. Khi giải quyết chế độ tử tuất nếu hồ sơ của thân nhân NLĐ không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 1-1 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất. Việc xác định mức thu nhập của thân nhân NLĐ để làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật BHXH được xác định tại tháng NLĐ chết. Thân nhân đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy định mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn hưởng trợ cấp tuất hằng tháng. 
DK (TH)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1618-CV/BTGTU

Đề nghị cung cấp báo giá mua sắm máy tinh xách tay

lượt xem: 16 | lượt tải:3

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 211 | lượt tải:59

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 316 | lượt tải:97
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Hôm nay38,383
  • Tổng lượt truy cập15,267,523
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây