Đồng Phú: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW

Chủ nhật - 21/04/2024 21:43 61 0
Huyện Đồng Phú là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Phước, có diện tích tự nhiên 93.542,53 ha; huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã (10 xã, 01 thị trấn) với 73 khu phố, ấp. Dân số toàn huyện là 95.324 người, gồm 17 dân tộc anh em. Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc của dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực hưởng ứng các phong trào trong lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vừng đất nước.
Đồng Phú: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, môi trường văn hóa được cải thiện. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú hơn. Về cơ bản đã thực hiện tốt một số mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đồng Phú có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh; nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Đã xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới.

Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đồng Phú một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của huyện, Huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai thực hiện tốt các mặt công tác như: giáo dục - đào tạo, y tế, dân số - gia đình, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, công tác giảm nghèo bền vững, phòng chống các tệ nạn xã hội... Đồng thời, chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Qua đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các tổ chức cơ sở đàng đẩy mạnh thực hiện với nhiều cách làm mới, thiết thực, hiệu quả.

 
Một tiết mục của Câu lạc bộ hát then, đàn tính ở huyện Đồng Phú (Ảnh Trường Thịnh)

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển mạnh mẽ. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là trong cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, học sinh. Phong trào rèn luyện sức khỏe được tổ chức rộng khắp thông qua các đại hội thể dục thể thao từ cấp cơ sở đến cấp huyện. Tỷ lệ người tập luyện ngày càng tăng qua các năm: năm 2015 là 30% đến năm 2023 đạt 40%.

Các lễ hội truyền thống, hội thi, hội diễn văn nghệ được tổ chức thường xuyên từ cấp huyện đến cơ sở, đặc biệt là hội diễn văn nghệ quần chúng và hội thi văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số. Qua đó đã phát hiện nhiều nhân tố mới trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Hàng năm, cấp xã tổ chức trên 30 đêm văn nghệ, giao lưu văn nghệ quần chúng; Trung tâm VHTT huyện xây dựng trên 20 chương trình văn nghệ phục vụ chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của địa phương; 57 buổi tuyên truyền lưu động của Đội thông tin lưu động huyện, có khoảng 30.000 lượt người nghe; đội tuyên truyền lưu động tổ chức tập luyện trên 25 buổi phục vụ việc tham dự liên hoan, hội thi, hội diễn để phục vụ Nhân dân trong các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân.

Các cấp ủy, đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân, tham gia xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, gắn với xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, vận động đến từng thôn, ấp thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Các phong trào ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo; hội viên giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, làm giàu; “5 không, 3 sạch”, bảo vệ môi trường; công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ người hoạn nạn, giảm nghèo bền vững, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập... đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư, góp phần hoàn thiện và nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương. Phong trào xây dựng thôn, ấp, khu phố, cơ quan, đơn vị trường học và gia đình văn hóa được duy trì, phát triển sâu rộng, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, tạo niềm tin trong Nhân dân.

Hiện nay, có 79 nhà văn hóa xã và nhà văn hóa thôn ấp trên địa bàn, trong đó có 19 nhà văn hóa cộng đồng cho 19 ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số; 49 nhà văn hóa ấp, đạt tỷ lệ 100%.  Hiện có 10/10 xã đạt tiêu chỉ cơ sở vật chất văn hóa; 73/73 thôn, ấp, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định. Có 01 Sân vận động, 01 nhà thi đấu đa năng, 10 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, 05 bể bơi, 05 CLB thể dục thẩm mỹ, 04 CLB thể hình, 20 câu lạc bộ Bilas, 10 câu lạc bộ Bóng bàn, 07 câu lạc bộ bóng đá; 04 CLB võ thuật; 08 sân tennis; 01 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã (Tân Lập) và 10 hội trường (trên tổng số 11 xã, thị trấn); có 19 nhà văn hóa cộng đồng cho 19 ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số; có 11/11 xã có sân bóng đá 11 người, 73/73 ấp, khu phố có sân cầu lông, sân bóng chuyền; 01 nhà tập, thi đấu (Tân Lập),… cơ bản phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu TDTT của nhân dân địa phương. Cơ sở vật chất của Thư viện huyện đã được đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; 100% xã, thị trấn có tủ sách pháp luật; 100% khu dân cư có loa truyền thanh hoạt động tốt.

Công tác tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện được huyện quan tâm chỉ đạo. Các điểm nhóm tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định của địa phương; các điểm nhóm tôn giáo được công nhận đã phát huy được nhân tố tích cực trong văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhìn chung, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng như công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, các hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi, Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực chăm lo sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Không ngừng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các phong trào xây dựng gương người tốt việt tốt, rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc: tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, các di tích lịch sử cách mạng... đã có sự chuyển biến tích cực. Duy trì tốt việc tổ chức các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện, các hội thi, hội diễn được tổ chức thường xuyên nhằm gìn giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống các dân tộc, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Nhận thức của Nhân dân về tầm quan trọng của phong trào văn hóa cơ sở được nâng lên, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Các Ban chỉ đạo công tác phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", công tác Gia đình... hoạt động có hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa, con người Đồng Phú đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
 

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 132 | lượt tải:101

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 353 | lượt tải:192

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 233 | lượt tải:118
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay35,935
  • Tổng lượt truy cập8,947,359
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây