Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh, gia đình liệt sĩ

Thứ tư - 26/07/2023 22:29 914 0
Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây là một đạo lý, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, truyền thống đó đã và đang được Đảng, Bác Hồ, dân tộc ta gìn giữ, phát huy.

T
rong lễ mít tinh kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng năm 1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta". Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh như nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong điều kiện đất nước hoà bình, phải luôn ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh, liệt sĩ, những người đã vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mà đã hi sinh thân mình hoặc bỏ lại một phần xương máu trên chiến trường.

Kể từ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến và ủy ban hành chính Nam bộ, được Báo Cứu quốc số 182 đăng ngày 10/3/1946 cho đến lúc qua đời Bác Hồ đã viết khoảng hơn 20 thư có nội dung nói về sự hy sinh mất mát của các thương binh, liệt sĩ và công tác chăm sóc thương binh gia đình liệt sĩ. Trong thư có đoạn Người viết: “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc tranh đấu cho nước nhà”. Đặc biệt, sau hơn bốn tháng sang thăm Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, chỉ hơn nửa tháng sau khi về nước, mặc dù rất bận rộn, ngày 7/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ “Mùa đông binh sĩ” do Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh. Cùng lúc đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta ngày càng trở nên gay go ác liệt đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số trở thành thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dù anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn. Trước tình hình ấy, tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ nên chọn lấy một ngày nào đó trong năm làm ngày “Thương binh”. Có lẽ - trừ những ngày kỷ niệm quốc tế - “Ngày thương binh” là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức, đây cũng là dịp để đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh...
 
Cách đây 76 năm, trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức "Ngày Thương binh toàn quốc" 17/7/1947, đầu thư Người viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa. Của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”. Người giải thích: “Thương binh là người đã hi sinh gia đình, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Nói về ý nghĩa cao cả của ngày 27/7, Bác viết đó là "Một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh". Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong đóng góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Bác và của tất cả nhân viên Phủ Chủ tịch. Hưởng ứng, đáp lại lời kêu gọi và tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7 hàng năm làm “Ngày thương binh, liệt sĩ” và tổ chức lần đầu trong năm 1947. Đồng thời, Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27/7/1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc” để công bố cho toàn thể đồng bào và cán bộ, chiến sĩ trong cả nước được biết.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết các đồng chí thương binh hỏng mắt (năm 1956). (Ảnh tư liệu)

Sau này, trên cương vị là Chủ tịch nước, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng cứ đến ngày 27/7 hàng năm, "Ngày thương binh, liệt sĩ" Bác đều gửi thư tới thăm hỏi, động viên các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ. Những bức thư của Người đều chân thành, giản dị, đó là những lời chia sẻ, động viên, an ủi, lời kêu gọi rất mộc mạc, nhưng cụ thể, thiết thực. Đọc những bức thư đó, dường như ai cũng cảm nhận được tình cảm của Bác, như khi được tin con trai Giám đốc Y tế Bắc Bộ hy sinh, trong thư chia buồn, Bác viết: "Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên, thì hình như tôi đứt một đoạn ruột". Ngày 27/7/1948, trong “ Lời kêu gọi nhân ngày 27/7/1948” một bức thư dài đầy tình thương yêu, Bác viết: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó đến như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố, mẹ, vợ, con, dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”. Người xót xa viết: “Họ quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ tính mệnh của đồng bào. Họ hy sinh gia đình và tài sản họ, để bảo về gia đình và tài sản của đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống…”

 Đứng trước sự hy sinh, mất mát đó của các thương binh, gia đình liệt sĩ Bác kêu gọi đồng bào cả nước “ trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi…” Người đề nghị chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã tùy theo sự cố gắng và khả năng của mỗi xã mà trích một phần ruộng công, vận động đồng bào cày cấy, lấy hoa lợi để nuôi thương binh về xã. Giúp đỡ anh em thương binh tùy sức mà làm công việc nhẹ, để anh em thương binh được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, vẫn có dịp tham gia hoạt động ích lợi cho xã hội,  làm như vậy là giúp lâu dài chứ không phải là giúp trong một thời gian...Mặt khác, Người cũng đề nghị với đồng bào, chính quyền và các đoàn thể coi việc giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ là một nghĩa vụ, chứ không nên coi đó là một việc làm phúc. Đồng thời, Người còn căn dặn anh em thương binh, bệnh binh “Phải hòa mình với nhân dân, tôn trọng nhân dân, tránh phiền nhiễu nhân dân. Sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc, trong một lần đi thăm trường thương binh hỏng mắt ngày 11/2/1956, Bác đã trò chuyện, thăm hỏi và động viên khuyên nhủ anh em thương binh, bệnh binh "tàn mà không phế". Lời động viên, nhắn nhủ của Bác là nguồn động viên tinh thần to lớn để các thương, bệnh binh không ngừng nỗ lực, cố gắng hơn trođời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.

Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

Ngày nay được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của Bác Hồ, của các thương binh, liệt sĩ và các vị anh hùng đã ngã xuống hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách thiết thực, cụ thể đối với thương bệnh binh và gia đình, thân nhân liệt sĩ. Đồng bào ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã làm nhiều công việc để đền ơn đáp nghĩa, như: Tổ chức lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ v.v. Cùng với đó, công tác chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện học hành đối với con em và thân nhân của các thương binh, liệt sĩ đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đáp lại tình cảm ấy, bằng tinh thần và nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ, nhiều thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ đã có nhiều cố gắng vươn lên, tự lực cánh sinh trong học tập, lao động sản xuất và trong cuộc sống. Họ không những đã tạo ra công ăn việc làm cho mình và gia đình mình, mà còn tích cực giúp đỡ đồng đội và con em của họ phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, tạo dựng nên một cuộc sống có ích hơn, tươi đẹp hơn. Họ đã làm đúng theo lời Bác dạy, thương binh tàn nhưng không phế.

Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm thích đáng, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ và phát triển ngày càng sâu rộng trong các địa phương, ban ngành, đoàn thể và toàn bộ hệ thống chính trị, đó cũng chính là tình cảm, trách nhiệm và bổn phận của toàn xã hội đối với những người có công với nước. Xã hội ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn từ những việc làm đầy tình nghĩa và trách nhiệm đó, nó thể hiện đạo lý, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đã và đang được kế thừa, nối tiếp truyền lại cho đến muôn đời sau.
 

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 104 | lượt tải:91

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 324 | lượt tải:158

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 203 | lượt tải:113
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Hôm nay33,742
  • Tổng lượt truy cập8,804,865
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây