Lộc Ninh - Vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Thứ sáu - 28/07/2023 04:58 1.103 0
Lộc Ninh là vùng đất anh hùng, có giàu truyền thống cách mạng và có sự đa dạng về sắc thái văn hóa các tộc người. Không chỉ thế, Lộc Ninh còn có nhiều loại hình di sản văn hóa đa dạng, phong phú với mật độ chiếm trên 30% di tích của cả tỉnh. Đây là một trong những lợi thế hiếm có để Lộc Ninh bứt phá và phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh vững mạnh. 
 
Bình Phước hiện có 16 di tích cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt thì huyện Lộc Ninh có đến 7 di tích, trong đó 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 5 di tích cấp quốc gia. Chưa hết, Lộc Ninh còn có 5 trong tổng 23 di tích danh thắng, văn hóa cấp tỉnh. Đây được xem là nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với nhiều loại hình di sản khác nhau mang tính đặc trưng, riêng có của Lộc Ninh.
 
 
Căn cứ Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam (căn cứ Tà Thiết)
 
Lộc Ninh nổi bật với cụm công trình kiến trúc liên quan đến thời kỳ cai trị và khai thác cao su của tư bản Pháp. Những công trình như: làng công tra, nhà hát, bệnh viện, nhà điểm danh, nhà thờ... là những minh chứng hùng hồn cho giai đoạn được xem là địa ngục trần gian của những phu cao su bị áp bức bóc lột dưới thời Pháp thuộc ở Lộc Ninh nói riêng và Nam bộ nói chung.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Lộc Ninh ghi dấu nhiều sự kiện, chứng tích có ý nghĩa to lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Lộc Ninh là huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng vào năm 1972, là nơi có căn cứ của Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973-1975 trước khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Lộc Ninh còn là nơi đóng căn cứ của Đoàn 315 - Phái đoàn quân sự Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham gia đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn phải thi hành các điều khoản của Hiệp định Paris. Đặc biệt, Lộc Ninh còn là nơi diễn ra hoạt động trao trả tù binh, tiếp đón gần 3.000 đồng bào, chiến sĩ và nhân dân ta từ các nhà tù của Mỹ - ngụy trở về sau những năm tháng giam cầm. Ngày nay, các di tích lịch sử như: Nhà giao tế, Sân bay quân sự Lộc Ninh, Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên địa bàn huyện Lộc Ninh đang là minh chứng sống cho trang sử vàng của thời kỳ chống Mỹ cứu nước của quân và dân miền Nam.

Nói đến Lộc Ninh không thể không nói đến văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nơi đây, đồng bào S’tiêng còn gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng, trong đó có nghệ thuật trình diễn dân gian, nhạc cụ cồng, chiêng được lưu truyền mang đậm bản sắc văn hóa tính cộng đồng. Đồng bào Khơme với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tri thức dân gian,... đã và đang được đồng bào nơi đây duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt, nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội xuống đồng, lễ hội Dua Tpeng hay còn gọi là phá bàu làm nên sắc thái văn hóa mang tính đặc trưng của huyện Lộc Ninh...

Sau ngày giải phóng, huyện Lộc Ninh đã vươn mình phát triển với nhiều dấu ấn trên các lĩnh vực. Đặc biệt, những giá trị và ý nghĩa của các di tích lịch sử vẫn luôn được địa phương gìn giữ, phát huy. Trong đó, rất nhiều địa điểm di tích lịch sử khắc ghi những chiến công oanh liệt, hào hùng và cả những hy sinh, gian khổ của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đây là những địa chỉ đỏ, có giá trị giáo dục tư tưởng và lòng yêu nước của các thế hệ, đồng thời cũng truyền tải thông điệp về khát vọng hòa bình, tinh thần đoàn kết, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
 

Tác giả: Hoang Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 141 | lượt tải:101

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 363 | lượt tải:205

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 239 | lượt tải:118
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay15,114
  • Tổng lượt truy cập9,004,260
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây