Bình Phước: Kết quả 10 năm thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Thứ ba - 22/04/2025 03:18 32 0
Qua 10 năm triển khai thực Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với truyền thống văn hóa, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hoạt động lễ hội diễn ra sôi nổi, đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và du khách, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh, hiệu quả, tiết kiệm, đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.  
Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành 24 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW. Trong đó, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 230 -KH/TU ngày 26/5/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đặc biệt Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, 100% các lễ hội trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Phước được duy trì tổ chức và có chất lượng; đề ra nhiệm vụ trong việc tăng cường xây dựng nếp sống văn minh trong việc tổ chức lễ hội.
 
Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc đăng ký tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh theo quy định của Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân về chính sách của nhà nước về lễ; nguyên tắc tổ chức lễ, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ; trách nhiệm của Ban tổ chức lễ...
 
Lãnh đạo thị xã Chơn Thành dâng hương “cầu cho quốc thái dân an” tại lễ hội Kỳ Yên (cầu an) tại đình thần Hưng Long (Ảnh: Báo Bình Phước online)

Toàn tỉnh hiện có 124 lễ hội công nhận, có 20 lễ hội được tổ chức thường xuyên; hoạt động lễ hội được tổ chức một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân dân. Đồng thời, các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phục dựng; một số lễ hội được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, như: Lễ hội Dua Tpeng (Lễ hội phá Bàu), Lễ hội Miếu Bà Rá, Lễ hội Cầu Bông... Các hoạt động văn hóa, lễ hội tại các di tích, đền chùa, các điểm tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, thực hiện đúng các quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản văn hóa và các quy định liên quan.

Hiện nay, hầu hết các di tích có lễ hội đều có bảng nội quy thực hiện nếp sống văn minh cho du khách; các địa phương có lễ hội đều thành lập Ban tổ chức hội, phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các sở, ban, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo thẩm quyền của từng ngành đối với hoạt động lễ hội. Trong các hoạt động tổ chức lễ hội tại các di tích, danh lam thắng cảnh vấn đề an ninh, an toàn trật tự được chú trọng, Nhân dân địa phương và du khách đến tham gia, trải nghiệm lễ hội đều tuân thủ các quy định của Ban Tổ chức lễ hội. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phản cảm trong các lễ hội được loại bỏ; các phong tục, hình thức lễ, các phần hội mang đậm giá trị nhân văn, khoa học được giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị. Nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh, nhất là trong lễ hội ngày càng tốt hơn.

Trong giai đoạn 2015-2025, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phục dựng thành công các lễ hội truyền thống như: Lễ hội phá Bàu của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh và duy trì cho đến nay; Lễ hội Kết bạn cộng đồng của người M’nông năm 2018; Lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng năm 2023; Lễ hội Cầu an của người S'tiêng Bù Đek năm 2024... Qua đó góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Bên cạnh đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác kiểm kê, phân loại lễ hội, lập hồ sơ khoa học di sản lễ hội trên địa bàn tỉnh. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước được chú trọng; phối hợp tổ chức các Lễ kỷ niệm lớn có ý nghĩa quan trọng. 

Việc phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan đơn vị và chủ thể là cộng đồng thực hành lễ hội góp phần tạo cho các hoạt động lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và an ninh trật tự, gắn kết trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; việc thông báo, đăng ký lễ hội của các địa phương trong tỉnh được thực hiện đúng quy định.

Trong thời gian tới, Tỉnh ủy xác định tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng tinh thần Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; đảm bảo việc quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục; phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của Nhân dân. Tập trung khai thác, gắn du lịch với các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gắn với phát triển du lịch địa phương. Xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực vào đầu tư các địa điểm như Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (di tích Tà Thiết); Di tích Quốc gia Núi Bà Rá - Thác Mơ; Vườn Quốc gia Bù Gia Mập; Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo… nhằm khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./. 

Tác giả:   Lê Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

90-CV/BTGDVTU

Công văn đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chung tay hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh

lượt xem: 62 | lượt tải:15

93-CV/BTGDVTU

Công văn đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh quý I/2025

lượt xem: 34 | lượt tải:12

197-QĐ

Thể lệ cuộc thi “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III

lượt xem: 1066 | lượt tải:287
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay40,012
  • Tổng lượt truy cập22,519,386
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây