Chiến thắng Đường 14 – Phước Long năm 1975 có ảnh hưởng như thế nào đối với cục diện cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975

Thứ ba - 04/03/2025 23:17 136 0
Muốn biết ảnh hưởng của Chiến thắng Đường 14 – Phước Long đối với cục diện cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, ta cần nhìn lại tình hình ở tỉnh Phước Long nói riêng, miền Đông Nam Bộ nói chúng trước khi chiến dịch diễn ra. Trên phạm vi toàn miền Nam, quân và dân ta đang giàng những thắng lợi quan trọng.
Căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ chính trị (Dự thảo nghị quyết tháng 10-1974 giành thắng lợi cách mạng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976), Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền đã đề ra kế hoạch mùa khô 1974-1975, mở rộng hoàn chỉnh khu căn cứ cách mạng, nối hành lang vận chuyển từ biên giới xuống bờ biển phía Đông, tạo thế liên hoàn bao vây Sài Gòn. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta được xác định là Đường 14, chi khu quân sự Đồng Xoài, Bố Đức, Đức Phong, tiến lên tiến công Phước Bình, tiểu khu Phước Long và căn cứ Bà Rá của địch.

Chiến dịch Phước Long như ta đã biết, là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng với hơn 50 nghìn dân, vùng căn cứ của ta ở Đông Nam Bộ được mở rộng, tạo thế liên hoàn, vững chắc, địa bàn chiến lược quan trọng, đứng chân cho các lực lượng cách mạng uy hiếp trực tiếp phía đông Đường 13 và hệ thống phòng thủ của địch phía Bắc Sài Gòn. Thắng lợi này đã làm xoay chuyển cục diện chiến trường, thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường Nam Bộ; đánh dấu bước phát triển, trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang cách mạng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Thắng lợi của chiến dịch đã tạo đà cho các hoạt động tiến công quân sự của các lực lượng vũ trang cách mạng tiếp theo, nổi bật nhất là chiến thắng Tây Nguyên tháng 3-1975. Ở miền Đông Nam Bộ, nhiều địa phương được giải phóng như Dầu Tiếng, Hoài Đức, Gia Ray..,
   
https://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/uploads/news/2022_01/giai-phong-phuoc-long.jpg
Bộ đội chủ lực hành quân giải phóng Phước Long

Đối với địch, lần đầu tiên, 1 tỉnh nằm chỉ cách thành phố Sài Gòn 145 km bị thất thủ hoàn toàn. Cụm cứ điểm quân sự Đôn Luân, Bố Đức, Đức Phong,... đặc biệt Phước Bình, tiểu khu Phước Long và căn cứ Bà Rá bị đập tan; Hệ thống phòng thủ vòng ngoài của thủ phủ Sài Gòn về phía Bắc bị phá sập, để hở tuyến ngăn chặn hướng tiến công của Quân giải phóng trên đường 13. Quan trọng hơn, sự kiện Phước Long cho thấy Mỹ không giữ lời hứa sẽ can thiệp mà dửng dưng đứng ngoài cuộc, cho thấy thực chất những hạn chế về tiềm lực quân sự, quốc phòng của chế độ Việt Nam cộng hòa, thực chất khả năng ứng phó của quân đội Sài Gòn khi bị Quân giải phóng tiến công. Và sự kiện Phước Long đã tác động mạnh mẽ đến tinh thần của sĩ quan, binh sĩ quân đội Sài Gòn, đẩy chúng vào thế bị động, lúng túng và hoang mang dao động.
 
 Từ khả năng tiến công giải phóng hoàn toàn 1 tỉnh ở miền Đông Nam Bộ và thái độ đứng ngoài cuộc, sự bất lực của quân đội Việt Nam cộng hòa, chiến dịch Phước Long đã trở thành một trận trinh sát chiến lược, cung cấp những luận cứ khoa học và tri thức thực tiễn để Bộ Chính trị hoàn chỉnh quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngay trong năm 1975, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.

Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang Quân giải phóng miền Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quân và dân Phước Long đã làm nên một kỳ tích chiến lược trong chiến tranh chống Mỹ. Không có chiến thắng Phước Long thì chưa có Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30-4-1975”. 

Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Chiến thắng này đánh dấu một bước suy sụp mới của quân ngụy. Quân chủ lực của chúng không còn đủ sức hành quân giải tỏa với quy mô lớn để lấy lại các vùng, các căn cứ và thị xã quan trọng mà ta đã chiếm trên các địa bàn rừng núi và giáp ranh. Chiến thắng này còn cho thấy rõ hơn về đế quốc Mỹ trong ý đồ và khả năng can thiệp của chúng vào miền Nam Việt Nam”.

Như thế, chiến thắng Phước Long đã đánh dấu 1 bước ngoặt trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến./.
 

Hội thảo Khoa học “Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc chiến lược 
của Chiến thắng Đường 14 – Phước Long”

Tác giả: Quang Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

197-QĐ

Thể lệ cuộc thi “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III

lượt xem: 624 | lượt tải:267

1745-CV/BTGTU

Tuyên truyền kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

lượt xem: 432 | lượt tải:93

142-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ...

lượt xem: 416 | lượt tải:72
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay48,330
  • Tổng lượt truy cập21,529,855
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây