Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng

Thứ tư - 05/03/2025 04:26 138 0
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), sự phát triển liên tục và nhanh chóng của khoa học, công nghệ đã và đang đặt ra yêu cầu mới trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với công tác tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay, đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức để cả hệ thống chính trị nói chung, ngành tuyên giáo tỉnh Bình Phước nói riêng vận dụng để góp phần đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. 
Ở tỉnh Bình Phước, với quyết tâm “đi tắt đón đầu”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 18/5/2021 về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, ngày 13/10/2021 Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 312-KH/TU thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 04 của Tỉnh uỷ đã đặt ra mục tiêu tổng thể đến năm 2025 sẽ cơ bản hình thành “chính quyền số - nền kinh tế số - xã hội số”, các hoạt động của chính quyền cơ bản diễn ra trên không gian mạng, các giao tiếp giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp đều diễn ra trên không gian mạng. Đây là hướng đi đúng đắn cho Bình Phước trong giai đoạn hiện nay, thể hiện tư duy đột phá của cấp ủy, chính quyền trong tỉnh, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. 

Bám sát Nghị quyết của Tỉnh ủy, với phương châm “Tiên phong - Trọng tâm - Thuyết phục”, ngành Tuyên giáo tỉnh Bình Phước đã không ngừng nỗ lực đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong công tác tham mưu cho cấp ủy tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy đã ưu tiên sử dụng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến cùng lúc đến hơn 300 điểm cầu, để mở rộng thành phần tham dự; một số nội dung đã kết hợp livestream trên mạng xã hội để người dân có thể tiếp cận, theo dõi. Việc nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội bên cạnh sử dụng các biện pháp truyền thống như qua đội ngũ cộng tác viên, qua hội nghị, cuộc họp, báo chí, đã ưu tiên theo dõi qua nền tảng mạng xã hội youtube, zalo, facebook, ticktok. Công tác tuyên truyền, định hướng đã có nhiều đổi mới như sử dụng mạng xã hội, qua hình ảnh, infographich… bảo đảm trực quan, sinh động. Xây dựng, phát triển được gần 700 trang, nhóm cộng đồng trong toàn tỉnh phục vụ công tác tuyên truyền, hằng năm qua kênh mạng xã hội đã đăng tải, chia sẻ khoảng 300.000 lượt tin, bài, hình ảnh, thu hút hàng trăm triệu lượt tiếp cận, tương tác. Bên cạnh đó, Ban cũng đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Bình Phước để phục vụ học tập, đánh giá nhận thức của cán bộ, đảng viên sau mỗi lần quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, của Tỉnh ủy…
 
https://tuyengiaobinhphuoc.org.vn/uploads/news/2024_12/image-20241231083904-8.jpeg
Tặng giấy khen cho 06 Ban Tuyên giáo cấp huyện và tương đương; 03 Trung tâm chính trị cấp huyện
và 11 Ban Tuyên giáo cấp xã đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác tuyên giáo năm 2024


Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo Đài truyền hình, các cơ quan báo chí, các trang điện tử do tỉnh quản lý, tiếp tục tăng cường thông tin, đổi mới hình thức tuyên truyền, sử dụng hiệu quả Internet và mạng xã hội để tuyên truyền nhân các sự kiện lịch sử, các ngày lễ lớn. Các đơn vị truyền thông chú trọng kết hợp tương tác để tạo nên tác phẩm đa phương tiện hấp dẫn mới mẻ về hình thức lẫn nội dung như video, bài hát, thông tin đồ họa (infographic), tin theo dòng sự kiện (timeline), kể chuyện (Megastory)...

Công tác tuyên truyền, phát huy giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng được các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn thành phố đã chủ động tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng, một số đơn vị đã nỗ lực khắc phục khó khăn, ứng dụng công nghệ để thiết kế, thực hiện một số hoạt động nổi bật. Đặc biệt là sử dụng thường xuyên các nền tảng mạng xã hội, trang tin điện tử của các cấp để tuyên truyền, giáo dục lịch sử trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Các hội thi, cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống của địa phương, tìm hiểu nghị quyết đại hội đảng các cấp… đã được các đảng bộ trực thuộc tổ chức trên nền tảng internet, mạng xã hội để dễ dàng tiếp cận tới nhiều người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Tiêu biểu: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Hãng phim Truyền hình - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Trung tâm Phim tài liệu - Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng phóng sự phim tài liệu “Những cánh chim ngược gió”, “Khát vọng phát triển – Bình Phước”, “Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4/2024thu hút nhiều đối tượng tham gia, toàn tỉnh với 9.607 tác phẩm, trong đó có 600 tác phẩm gửi dự thi cấp tỉnh, lựa chọn 50 tác phẩm gửi dự thi Trung ương; huyện Lộc Ninh tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử, truyền thống, quá trình xây dựng và phát triển của huyện Lộc Ninh” bằng hình thức trực tuyến trên webstie và App “Sổ tay đảng viên điện tử” nhân kỷ niệm 52 năm Ngày giải phóng Lộc Ninh thu hút hơn 17.000 người trong và ngoài huyện theo dõi Cuộc thi, 9.335 người tham gia dự thi; Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức cuộc thi “Thi tìm hiểu Khu di tích ….Tà Thiết”, “Thi bí thư đoàn cơ sở giỏi”, “Thi tìm hiểu nghị quyết đại hội đại biểu đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc”; huyện Hớn Quản với cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức lịch sử với chủ đề “Tự hào trang sử Việt” chào mừng kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên nền tảng Google form; huyện Bù Đăng với các cuộc thi: “Thi đua đổi mới, sáng tạo, lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng”; Thành phố Đồng Xoài với cuộc thi “Cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và sáng kiến cải cách hành chính năm 2024”, “Hội thi tuyên truyền viên giỏi năm 2024”…

Cùng với việc đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động các trang mạng, Tỉnh uỷ chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc, sở, ngành đẩy mạnh các hoạt động biên soạn sách lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống ngành theo tinh thần của Chỉ thị số 20- CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về “tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và Kế hoạch số 99-KH/TU ngày 5/3/2018 của Ban Thường vụ Tnrh uỷ thực hiện Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư; số hoá các công trình, ấn phẩm lịch sử Đảng; triển khai biên soạn, xây dựng chuyên đề về văn hoá, con người Bình Phước.

Bám sát chỉ đạo của Tỉnh uỷ, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, ban, ngành, đoàn thể sử dụng các hình thức như Kỷ yếu, truyện tranh, tờ gấp, chuyên trang, chuyên mục, sử dụng các nền tảng mạng xã hội, trang tin điện tử của các cấp, video clip gắn với các sự kiện, các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ... để tuyên truyền, giáo dục lịch sử trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy chỉ đạo Trung tâm Chính trị, Phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông,... lồng ghép nội dung Lịch sử Đảng bộ địa phương đưa vào các giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho các lớp đối tượng Đảng, đảng viên mới, các lớp sơ, trung cấp chính trị; duy trì tổ chức học tập chương trình ngoại khóa lịch sử Đảng bộ tới học viên và học sinh trên địa bàn; tổ chức hội thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ quận, lịch sử Đảng bộ địa phương với các hình thức phong phú như: trắc nghiệm kiến thức, hái hoa dân chủ, thuyết trình, tổ chức thi online tìm hiểu lịch sử Đảng bộ.

 Từ hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh, cũng như kết quả phối hợp công tác giữa hai đơn vị trong những năm gần đây, đề xuất các cấp hội phụ nữ tỉnh Bình Phước tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, với những nội dung sau:

1. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích cực đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử địa phương. Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác chính trị - tư tưởng của các cấp ủy, tổ chức đảng.

2. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng. Chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh phê phán, phản bác các thông tin sai lệch, các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc lịch sử Đảng ta. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

 3. Thực hiện tốt công tác sưu tầm, lưu trữ, từng bước số hóa tư liệu lịch sử phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn; số hóa các tài liệu, công trình, ấn phẩm lịch sử đã phát hành đưa lên các Trang thông tin điện tử, tạo lập mã QR chứa thông tin lịch sử, di tích, tên đường…tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người có thể truy cập tìm hiểu và học tập lịch sử thành phố./.

Tác giả: Quang Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

197-QĐ

Thể lệ cuộc thi “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III

lượt xem: 624 | lượt tải:267

1745-CV/BTGTU

Tuyên truyền kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

lượt xem: 432 | lượt tải:93

142-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ...

lượt xem: 416 | lượt tải:72
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay48,330
  • Tổng lượt truy cập21,529,242
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây