Xây dựng nông thôn mới ở huyện biên giới Lộc Ninh

Thứ bảy - 14/12/2024 03:08 41 0
Với địa bàn rộng, dân cư phân tán, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số cao..., công tác xây dựng nông thôn mới ở các xã thuộc huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, góp "sức người, sức của" của nhân dân, công tác xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. Ðiều này góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, thay đổi diện mạo nông thôn.

Qua thời gian hơn 13 năm xây dựng, đến nay huyện Lộc Ninh đã có 14/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (còn xã Lộc Phú hiện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới); 03/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Lộc Thái, Lộc Hiệp và Lộc Điền).

 
66666666666
Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được thực hiện thường xuyên để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, từ đó cùng quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Để thực hiện tiêu chí về giao thông, huyện đã đầu tư xây dựng 785,2 km đường giao thông trên địa bàn các xã với 144 km đường nhựa, 336 km đường bê tông xi măng, 213,7 km đường cấp phối. Có khoảng 96% tuyến đường huyện quản lý đã được thực hiện đầu tư nhựa hoá, bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện và kết nối tới trung tâm hành chính các xã. Các tuyến đường do huyện quản lý đều được thực hiện duy tu, sửa chữa hàng năm đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và đảm bảo xe ô tô đi lại thuận tiện. Nguồn kinh phí thực hiện cho việc duy tu sửa chữa các tuyến đường trong giai đoạn 2011 - 2023 trên 250 tỷ đồng.

Hệ thống chiếu sáng giao thông nông thôn được Nhân dân đóng góp đầu tư lắp đặt ở tất các tuyến đường có dân cư sinh sống, hiện hay đã đạt trên 5%. Bên cạnh đó, huyện còn tổ chức thực hiện mô hình điểm “tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp” tại địa bàn các xã; mô hình trồng cây hoàng yến, hoa cảnh ven các tuyến đường nhằm tạo cảnh quan, môi trường trên các tuyến đường, cũng như trong các khu dân cư, thu hút đông đảo người dân tham gia.


Toàn huyện có trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện được tưới, tiêu nước chủ động theo quy định và đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ. Tỷ lệ bình quân hộ sử dụng điện từ các nguồn điện trên địa bàn huyện đạt khoảng 99,8%. Hệ thống điện đã giúp cho sản xuất, đời sống của người dân thay đổi rõ nét, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại có chất lượng cao (cam, quýt, bưởi, sầu riêng…); hoạt động sản xuất của người dân nông thôn chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo một cách có hiệu quả.

Chú trọng xây dựng, phát triển và bước đầu hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, như: hợp đồng cung cấp và tiêu thụ điều, tiêu; hợp đồng cung cấp và tiêu thụ bưởi da xanh, dưa lưới... Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”, tính đến hết năm 2023, toàn huyện có 23 sản phẩm đã được Hội đồng OCOP tỉnh đánh giá đạt 03 sao đến 04 sao; hiện đã hoàn tất đánh giá đánh giá thêm 09 sản phẩm OCOP năm 2023 (gồm 04 sản phẩm OCOP 03 sao cấp huyện đã được công nhận; 05 sản phẩm OCOP 04 sao đã gửi cấp tỉnh xem xét công nhận).

Để thực hiện tiêu chí về môi trường, UBND huyện bố trí kinh phí ngân sách, kêu gọi nguồn kinh phí từ xã hội hoá để thực hiện thu gom rác thải, trung chuyển theo từng cụm xã, sau đó sẽ vận chuyển về bãi tập kết rác thải tại ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải rắn trên địa bàn huyện đạt khoảng 40%; có 90% chất thải rắn y tế, chất thải nguy hại từ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, xử lý.

Huyện cũng đã bố trí, xây dựng được một số công trình cấp nước tập trung như: công trình cấp nước tập trung Hồ rừng cấm, trạm trung chuyển nước tập trung Lộc Thái - Lộc Hưng, phục vụ nước sinh hoạt cho trên 1.800 hộ dân thuộc xã Lộc Tấn, Thị trấn Lộc Ninh, Lộc Thái và Lộc Hưng, đảm bảo nước xuyên suốt cho các hộ dân sử dụng. Ngoài ra, hiện trên địa bàn còn có một số công trình cấp nước tập trung quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ cho các hộ dân vào mùa khô hạn gồm công trình tại ấp 1, ấp 2, ấp 8 và ấp 54 xã Lộc An. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững đạt trên 35%.

Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhận thức của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới được nâng lên rõ rệt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từ thôn, ấp đến huyện được giữ vững và nâng cao.

Chủ trương xuyên suốt của huyện biên giới Lộc Ninh trong xây dựng nông thôn mới là phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, làm tiền đề huy động nguồn lực trong nhân dân. Thời gian tới, huyện đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ phát triển liên doanh, liên kết trong sản xuất. Quan tâm hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp phát triển, nhất là hợp tác xã có mô hình liên doanh, liên kết hiệu quả. Đồng thời, gắn trách nhiệm kết quả xây dựng nông thôn mới tới từng cơ quan, đơn vị, thành viên ban chỉ đạo; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Tác giả: L. Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay62,711
  • Tổng lượt truy cập16,997,523
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây