“Không biết, không bầu” (?)

Thứ sáu - 17/09/2021 23:37 892 0

 

Trong các bài viết, bài nói, các video clip xuyên tạc về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được phát tán trên các trang mạng xã hội, bọn chúng đưa ra các luận điệu rất nực cười kiểu như “Bạn đã từng thấy người nào diễn thuyết, kêu gọi bỏ phiếu cho họ chưa? Ai là người đại diện cho quyền, lợi ích của bạn? Đã có đại biểu Quốc hội nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho bạn chưa?”. Trả lời cho các câu hỏi nêu trên là những từ đại loại như “chưa từng thấy” hoặc “chưa có”. Thực chất việc kêu gọi tẩy chay “không biết, không bầu” là chiêu trò rất thâm hiểm. Bởi nó là một hình thức cổ vũ cho chủ nghĩa tự do vô chính phủ và thực hiện chiêu bài chủ nghĩa “dân túy”, mục đích nhằm phục vụ mưu đồ đen tối của bọn chúng là tẩy chay vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu cử.

Chưa hết, bọn chúng còn xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn, bất chấp sự thật và cho rằng Quốc hội Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội chỉ là cánh tay nối dài của Đảng, là công cụ hữu hiệu để Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài lãnh đạo… Từ đó, chúng kêu gọi phải cải cách bầu cử để Quốc hội có thể thu hút nhân tài, trọng dụng nhân tài, là cách để giữ chế độ tốt nhất hoặc tẩy chay cuộc bầu cử vì “nó chỉ là hình thức”, là “Đảng cử dân bầu”, Quốc hội và HĐND đã có sự “chia phần xí chỗ của các phe nhóm quyền lực”. Vì vậy, có bầu hay không bầu cử thì lá phiếu của người dân cũng không có giá trị. Nhiều website, một số trang báo nước ngoài, mạng xã hội, blog cá nhân đã đăng tải nội dung thể hiện cái nhìn phiến diện, sai lệch về cuộc bầu cử ở Việt Nam như “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”, “Cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu cử”. Đến đây thì cái đuôi cáo của bọn chúng đã lòi ra, đó là âm mưu đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cuộc bầu cử...

Chúng ta đều biết, pháp luật đã quy định rõ: Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội và HĐND. Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, HĐND nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri…

…Và trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội, HĐND có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội, HĐND yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết. Vì vậy, đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, khi đã trúng cử, phải ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khi đã có ý kiến với mình thì trước hết đại biểu phải truyền đạt, báo cáo lại Quốc hội, HĐND. Nếu xét thấy cần thiết thì phải kiên quyết lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Không làm được như vậy thì đại biểu không hoàn thành nhiệm vụ, là đã vi phạm luật, điều này chắc chắn không một đại biểu nào mong muốn.

Từ cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên năm 1946 đến nay, chúng ta đã trải qua 14 kỳ Quốc hội. Và ngày 23-5 tới đây, toàn dân sẽ cùng thực hiện quyền của công dân một nước độc lập, tự do, dân chủ, đó là bầu ra 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XV và hàng chục ngàn đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Nếu so với những lần bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các khóa trước, lần này mức độ chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, “trở cờ” trong và ngoài nước có những diễn biến mới, trắng trợn hơn, thâm độc hơn, trong đó nguy hiểm, đáng chú ý hơn cả là luận điệu “không biết, không bầu”. 

Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa nên sẽ rất khác các nước tư bản chủ nghĩa ở chỗ: Chúng ta không tổ chức chiến dịch truyền thông rầm rộ, tiêu tốn đến hàng chục triệu đô la cho các cuộc diễn thuyết, vận động bầu cử của các đại biểu, mà UBMTTQVN các cấp chỉ bố trí, sắp xếp các cuộc tiếp xúc với cử tri để đại biểu nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, còn nhân dân sẽ biết được về phẩm chất, năng lực và chương trình hành động trong nhiệm kỳ của người đại biểu sẽ đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND. Vì vậy, nói “bạn đã từng thấy người nào diễn thuyết, kêu gọi bỏ phiếu cho họ chưa?”, rồi tự trả lời “chưa từng thấy” là rất hấp tấp, vội vàng, là không hiểu gì về pháp luật Việt Nam.

Tóm lại, “không biết, không bầu” là luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhằm kích động, tẩy chay cuộc bầu cử lần này. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác để không rơi vào cái bẫy thâm độc đã giăng sẵn của bọn chúng.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chúng ta sẽ cầm trên tay những lá phiếu để bầu ra người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình khi tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.


Thanh Quang (BBP)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay62,711
  • Tổng lượt truy cập17,006,972
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây