Nghiên cứu dư luận xã hội góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội

Thứ sáu - 17/09/2021 23:41 1.409 0
 
(TG) - Công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội (DLXH), tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý cho công dân tại trụ sở tiếp công dân Trung ương, ngày 16/4/2019.
DUY TRÌ NỀN NẾP, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ NÂNG CAO
Từ năm 2014 đến nay, thực hiện Kết luận 100-KL/TW, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Đề án “Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, công tác DLXH của MTTQ Việt Nam được duy trì nền nếp, chất lượng, hiệu quả được nâng cao. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đều phân công cán bộ theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân; định kỳ hằng quý hoặc đột xuất báo cáo tình hình nhân dân với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Nội dung nghiên cứu, nắm bắt DLXH của MTTQ Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là vấn đề, vụ việc, sự kiện có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, lợi ích của Nhà nước. Việc nắm bắt DLXH thông qua các hình thức chủ yếu như: các buổi họp nhân dân ở địa bàn dân cư; hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; phản ánh của ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh, huyện, xã; qua báo cáo của các tổ chức thành viên Mặt trận; qua các tổ chức tư vấn, người tiêu biểu trong các dân tộc, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng; các hội nghị đại biểu nhân dân tổ chức hằng năm ở khu dân cư, qua Internet, mạng xã hội... Công tác tập huấn công tác DLXH cho cán bộ Mặt trận được quan tâm chú trọng; trong đó, năm 2020, đã tổ chức tập huấn trực tuyến công tác DLXH cho gần 1.500 cán bộ Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên cấp tỉnh, cấp huyện.
Công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã được triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thông qua giám sát, phản biện xã hội, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện rõ nét hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành và nhân dân đánh giá cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Một trong những căn cứ, cơ sở để triển khai tổ chức thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đó là nghiên cứu, sử dụng DLXH. Từ nghiên cứu DLXH, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp có thêm những cơ sở, căn cứ để xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát, phản biện xã hội hằng năm, hoặc đột xuất.
Từ năm 2014 - 2019, từ nghiên cứu DLXH, ý kiến, kiến nghị của nhân dân và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lựa chọn tổ chức 15 chương trình giám sát và hàng chục cuộc giám sát các vụ việc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân. Tổ chức hàng chục hội nghị phản biện vào các dự án văn bản luật, chương trình, đề án, trong đó có nhiều nội dung quan trọng đối với đời sống xã hội và được nhân dân quan tâm như: Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình; dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, dự thảo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), dự thảo Luật Trẻ em; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài; dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý; dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin; dự thảo Báo cáo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2017, Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Phản biện về Đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nhân tài; Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)…;. Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở đã chủ trì phối hợp tổ chức thực hiện 492.784 cuộc giám sát và 82.865 cuộc phản biện xã hội.
Nghiên cứu DLXH giúp Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp nghiên cứu, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và trong tổ chức thực hiện; qua đó, đặt ra những nội dung, vấn đề, câu hỏi trong các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lời, giải quyết. Nhiều kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi, nhất là các kiến nghị sau giám sát, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế vi phạm pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng DLXH để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, tăng cường đồng thuận trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam giúp cơ quan có thẩm quyền hoạch định, thực thi có hiệu quả hơn các chính sách, pháp luật, góp phần tích cực vào xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định tình hình nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển của các địa phương và cả nước.
Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ khảo sát tại huyện Phù Ninh để phản biện về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Đức Thắng.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu, nắm bắt DLXH, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân của MTTQ Việt Nam còn những hạn chế, yếu kém, báo cáo còn chậm, chất lượng chưa cao. Một số Ủy ban MTTQ Việt Nam chưa quan tâm chú trọng nghiên cứu DLXH phục vụ công tác giám sát, phản biện xã hội ở địa phương, cơ sở. Giữa bộ phận làm công tác DLXH và bộ phận làm công tác giám sát, phản biện xã hội chưa thật chặt chẽ, hiệu quả. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH còn nhiều bất cập và thiếu tài liệu cần thiết phục vụ công tác này…
Đến nay, 63 Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố, 47 tổ chức thành viên của Mặt trận ở Trung ương và các đồng chí Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam định kỳ, hoặc đột xuất báo cáo về tình hình nhân dân gửi về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để tổng hợp, phản ánh tình hình nhân dân và những ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU, NẮM BẮT DLXH
Để đẩy mạnh nghiên cứu DLXH góp phần nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới, cần tập trung chú trọng những giải pháp như sau:
Thứ nhất, MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục tập trung quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận 100-KL/TW; Đề án 01/ĐA-MTTW-BTT về “Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành kèm theo Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Gắn nghiên cứu, nắm bắt DLXH và các hoạt động giám sát, phản biện xã hội; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội để nhân dân hiểu và thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong năm 2021, tập trung nghiên cứu, nắm bắt DLXH gắn với tổ chức các hoạt động giám sát, phản biện xã hội về các nội dung như: việc nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; các dự thảo văn bản luật, chương trình, đề án trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành; các vụ việc nổi cộm, bức xúc trong xã hội mà dư luận xã hội quan tâm; các vụ việc nổi cộm, bức xúc trong xã hội mà dư luận xã hội quan tâm;…
Thứ hai, duy trì, mở rộng và tăng cường các hình thức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của nhân dân từ Trung ương đến cơ sở như: Thông qua hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên từ Trung ương đến cơ sở; các vị ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam, các hội đồng tư vấn, ban tư vấn, già làng, trưởng bản, người có uy tín, tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo, lực lượng cốt cán phong trào của Mặt trận các cấp; các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; thông qua báo chí và mạng xã hội…
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức viên trong công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân; kết hợp giữa nghiên cứu DLXH, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân với tổ chức các hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Quan tâm việc đôn đốc, theo dõi và nắm tình hình, kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của nhân dân; đề nghị, kiến nghị, góp ý sau giám sát, phản biện xã hội và thông báo kết quả giải quyết của các cấp, các ngành chức năng để nhân dân biết và giám sát thực hiện.
Thứ tư, lồng ghép nội dung nghiên cứu DLXH trong chương trình tập huấn cán bộ làm công tác giám sát, phản biện xã hội. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ làm công tác DLXH và giám sát, phản biện xã hội. Biên soạn tài liệu, giáo trình tập huấn, bồi dưỡng về công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân trong hệ thống MTTQ Việt Nam. Đảm bảo kinh phí và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân của MTTQ Việt Nam.
Thứ năm, định kỳ sơ kết, tổng kết công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân với tổ chức giám sát, phản biện xã hội. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác công tác nghiên cứu, nắm bắt DLXH, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân và giám sát, phản biện xã hội.
Một trong những căn cứ, cơ sở để triển khai tổ chức thực hiện giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đó là nghiên cứu, sử dụng DLXH. Từ nghiên cứu DLXH, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp có thêm những cơ sở, căn cứ để xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát, phản biện xã hội hằng năm, hoặc đột xuất.

 
Nguyễn Văn Vẻ
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Theo tuyengiao.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 205 | lượt tải:56

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 314 | lượt tải:96

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 272 | lượt tải:71
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay57,359
  • Tổng lượt truy cập15,233,903
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây