“LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” thể hiện nổi bật tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Chủ nhật - 23/04/2023 23:58 1.064 0
Gần 75 năm đã qua từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023), đất nước và dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử; uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của các phong trào thi đua yêu nước. Chiều dài lịch sử giúp chúng ta nhận thức rõ hơn giá trị cả về lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về thi đua yêu nước nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đó không chỉ là những chỉ dẫn, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phát huy tinh thần yêu nước thông qua những công việc cụ thể hằng ngày trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, mà còn là sự cổ vũ, dẫn đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, văn minh.
Là vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hết sức coi trọng khơi dậy, phát động phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Người coi đây là một trong những biện pháp căn bản để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước vừa chứa đựng những giá trị khoa học, nhân văn cao cả, vừa bao hàm những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay.
Ảnh (QP)
 
Về quan điểm thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Theo Người, thi đua là một trong những biện pháp của quá trình vận động cách mạng, có ý nghĩa sâu sắc, rộng lớn, thi đua không chỉ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, mà quan trọng hơn là cải tạo bản thân con người, nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế, làm cho già, trẻ, gái, trai và tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội đều hướng tới mục đích chung.

 Mục đích thi đua yêu nước nhằm khơi dậy, phát huy được tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người đều hăng hái, tích cực, sáng tạo, ngày càng làm được nhiều điều tốt hơn trong xã hội… Như vậy, đời sống của nhân dân sẽ ngày càng đầy đủ, no ấm, đất nước sẽ ngày càng giàu lên, quân đội sẽ ngày càng vững mạnh và sẽ hoàn thành được mục tiêu của cách mạng đề ra. 
 Nội dung thi đua yêu nước phải toàn diện, phải xuất phát và phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, phải thiết thực, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của đất nước, gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cấp, hướng vào cải tạo và xây dựng con người mới, hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản, thiết thực của nhân dân; thi đua phải gắn với công việc hằng ngày của mỗi người.

 Đối với cách tổ chức phong trào thi đua yêu nước: theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”; các phong trào thi đua yêu nước cần phải đa dạng, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự giác, sáng tạo và sức lực của các tầng lớp nhân dân trong từng giai đoạn cách mạng. Trong quá trình thi đua, Người thường lưu ý, phải coi trọng sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm. Từ những sáng kiến và kinh nghiệm trong từng ngành, lĩnh vực, ở một địa phương, cơ quan, đơn vị… sẽ được phổ biến, lan rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, cho đến cả nước; phải coi những sáng kiến, kinh nghiệm là tài sản vô giá, cần được phát huy và phổ biến.

 Về phương châm thi đua yêu nước: Người chỉ rõ “thi đua chứ không phải ganh đua” nên cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau để đạt thành tích cao; “giúp đỡ những người và những nhóm còn kém theo kịp mức cao hiện nay”; thi đua phải gắn liền với công tác khen thưởng; khen thưởng là kết quả của phong trào thi đua; khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Như vậy, thi đua để tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết lại đẩy mạnh thi đua.

 Về lực lượng thi đua: theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng của phong trào thi đua yêu nước là toàn thể nhân dân: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Từ đó, Người nhận định: “Với lòng nồng nàn yêu nước và lực lượng vô cùng tận của nhân dân ta, cuộc Thi đua ái quốc nhất định sẽ thành công to”.

Thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đến nay các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, về phát động phong trào thi đua yêu nước ngày một hoàn thiện, bám sát yêu cầu của thực tiễn đất nước, đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động và triển khai rộng lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, chủ đề, mục tiêu rõ ràng, tiêu chí cụ thể, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới được quan tâm, chú trọng và đảm bảo thực hiện đồng bộ 4 khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.  Đáng chú ý là công tác phát hiện, tôn vinh, bồi dưỡng và nhân rộng các gương “người tốt, việc tốt”, các mô hình, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các anh hùng, chiến sỹ thi đua được chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội; công tác khen thưởng đi vào nền nếp, khoa học, kịp thời hơn, có sự gắn kết chặt chẽ giữa thi đua và khen thưởng. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình của tập thể, cá nhân trong lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập./.                     
                                                              

Tác giả: Thanh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

112-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (01/5/1904-01/5/2024)

lượt xem: 104 | lượt tải:90

111-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

lượt xem: 318 | lượt tải:155

109-HD/BTGTU

Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975-23/3/2024)

lượt xem: 196 | lượt tải:110
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay35,000
  • Tổng lượt truy cập8,774,633
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây