Cuộc nổi dậy của Điểu Môn, Điểu Mốt

Thứ hai - 30/01/2023 03:44 2.500 0
        Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế – Văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đây là địa bàn dân cư đa dân tộc có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Đồng bào các dân tộc thiểu số Bình Phước, dưới sự chỉ đạo của Đảng đã cùng quân dân cả nước đoàn kết một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, lần lượt đánh bại các kế hoạch của thực dân Pháp, góp phần làm nên thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp.

    Năm 1862,  sau khi đặt ách thống trị lên vùng đất miền Đông Nam Bộ, Thực dân Pháp đã tiến hành chính sách khai thác thuộc địa bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tiến hành các cuộc hành quân lấn chiếm, sử dụng chính sách mỵ dân để cướp đất của đồng bào dân tộc thiểu số lập các đồn điền. Cùng với chính sách khai thác thuộc địa và chế độ áp bức, cai trị của Thực dân Pháp đã làm tăng mâu thuẫn giữa kẻ đi cai trị và người bị trị, đây là nguyên nhân dẫn đến những cuộc nổi dậy của các đồng bào dân tộc ở vùng đất Đông Nam Bộ.

 
Cuộc khởi nghĩa ngày 20/10/1933 do Điểu Mốt đứng đầu Ảnh: Bảo tàng tỉnh Bình Phước. 
 
       Điểu Môn, Điểu Mốt là người dân tộc Xtiêng, ở sóc Bu Xum thuộc huyện Bù Đăng ngày nay, vốn là nghĩa quân tham gia cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng. Hai ông là những người lớn tuổi, có uy tín cao trong cộng đồng. Yêu quê hương và căm phẫn trước tội ác của thực dân Pháp xâm lược gây đau khổ cho đồng bào, hai ông đứng ra vận động tập hợp nhân dân nổi dậy chống thực dân Pháp. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Điểu Môn, Điểu Mốt kéo dài từ vùng đồng bào Xtiêng, Mnông ở Bù Đăng đến tận nơi người Mạ cư trú, giáp lưu vực sông Đồng Nai.
 
      Từ năm 1926, sĩ quan Pháp Morière được cử làm quận trưởng Bà Rá. Đây là một tên sĩ quan thực dân rất tàn bạo, thường xuyên bắt người dân lao dịch từ 5 đến 6 tháng một năm, lại say máu giết người, hãm hiếp phụ nữ…
      Nắm được quy luật mỗi tuần Morière cưỡi ngựa cùng bọn lính từ Bà Rá sang đường 14 để kiểm tra việc làm đường của dân xâu, Điểu Môn, Điểu Mốt tổ chức trận địa phục kích trên đoạn đường tại ngã ba Đức Liễu. Sau hai ngày chờ đợi, đến ngày thứ ba (25-10-1933), khi Morière cùng một số cận vệ xuất hiện, Điểu Mốt giả vờ xin lửa hút thuốc, rồi nhanh như chớp dùng xà gạt hạ sát Morière. Bọn tùy tùng theo hộ tống được cảnh cáo rồi tha về.
         
        Ngay hôm sau, thực dân Pháp tập trung quân càn quét bắn phá dữ dội vùng Bu Nard, bắn chết một số nghĩa quân (ông Nhím, ông Giáp…). Trước sự khủng bố của giặc, đồng bào các dân tộc rút vào rừng sâu, cắm chông ngăn địch lùng sục, đàn áp.
        Ngày 2-1-1934, Điểu Môn, Điểu Mốt chỉ huy khoảng 300 nghĩa quân người Xtiêng tấn công đồn Bu Coh và hạ cây cản đường chặn viện binh địch từ Bu Nard. Tuy nhiên, do kế hoạch chuẩn bị thiếu chu đáo, nghĩa quân bị địch phát hiện và phản kích, buộc phải rút lui, sau khi diệt và làm bị thương 2 tên địch.

       Cuộc nổi dậy do Điểu Môn, Điểu Mốt lãnh đạo tuy không giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng đã góp phần đắp bồi thêm truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt của đồng bào các dân tộc trên địa bàn Bình Phước ngày nay.

Tác giả: M.An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay63,652
  • Tổng lượt truy cập16,913,345
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây