Công tác văn hóa, văn nghệ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị

Thứ sáu - 14/06/2024 06:01 788 0
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nắm bắt được ví trí, vai trò quan trọng của công tác văn hóa văn nghệ đối với sự phát triển của tỉnh,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hoá, văn nghệ; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác văn hóa, văn nghệ chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại, các ngày lễ lớn đất nước và của tỉnh. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá về những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và nét đặc sắc của con người Bình Phước. Chủ động đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.
 
Các đại biểu tham dự Hội nghị Văn hóa năm 2023

Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là quan điểm “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” gắn với nhiệm vụ trọng tâm về văn hóa, con người được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ngày 11-8-2023, Bình Phước là địa phương đầu tiên ở miền Nam tổ chức Hội nghị Văn hoá, hội nghị có quy mô lớn, mang tính chiến lược trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước. Đây là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tỉnh Bình Phước nói chung, ngành văn hoá - thể thao và du lịch nói riêng, nhất là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh nhận thức sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, ngày 20-11-2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Trong đó, Đảng bộ tỉnh tiếp tục khẳng định xây dựng và phát triển văn hóa con người Bình Phước trong sự tổng thể, toàn diện, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Đặc biệt, trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công vụ, đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Do vậy, nhiệm vụ của xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức giữ vai trò quan trọng.
 
Trong những năm qua, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đạt nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy đảng, chính quyền chăm lo xây dựng con người Bình Phước phát triển toàn diện, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, chú trọng tới các đặc tính: hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo; triển khai thực hiện tốt công tác giáo dục, đào tạo, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các lĩnh vực liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh. Trong đó, chú trọng công tác giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua yêu nước như: phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; thanh niên xung kích, lập thân, lập nghiệp; toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng hạ tầng nông thôn với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. Phong trào nhân đạo từ thiện, phong trào “nghĩa tình đồng đội”… mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với nêu gương của cán bộ, đảng viên đã tạo sức lan tỏa tích cực thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng, đã trở thành các hoạt động thường xuyên ở cộng đồng khu dân cư. Quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong Nhân dân. Đổi mới và mở rộng các hoạt động hướng đến giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho Nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Bình Phước. Xây dựng và đưa vào thực hiện bộ chỉ số hạnh phúc của người Bình Phước. Những đặc tính cơ bản yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình, nhân ái, trọng nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” của con người Bình Phước ngày càng được khẳng định và phát huy trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương. Nhận thức về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, truyền thống yêu nước, trình độ hiểu biết xã hội của người dân từng bước được nâng lên; ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của công dân đối với đất nước, với cộng đồng được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng cường. Ngày càng xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, địa bàn được các cấp, các ngành tuyên dương, khen thưởng. Qua đó đã góp phần tích cực trong việc xây dựng và thực hiện những chuẩn mực đạo đức con người Bình Phước trong giai đoạn mới.

Nhìn chung, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đã có chuyển biến tích cực, nhận thức về văn hóa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh dần đi vào chiều sâu, phát huy được tính tích cực, sáng tạo và đoàn kết của nhân dân. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú; các giá trị văn hóa được gìn giữ và phát huy. Nhiều phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ đạt được những kết quả thiết thực, truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng được khôi phục và phát huy. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa ở địa phương. Có thể nói, công tác văn hóa, văn nghệ đã góp phần xây dựng, bồi đắp lý tưởng cách mạng, giá trị chân, thiện, mỹ; ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả việc phát tán, truyền bá các văn hóa phẩm độc hại vào địa bàn; nâng cao đời sống, nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ đó, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự điều hành của chính quyền. Tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 203 | lượt tải:56

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 313 | lượt tải:95

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 270 | lượt tải:70
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay37,258
  • Tổng lượt truy cập15,209,039
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây