Từ khi thành lập huyện đến nay, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến: Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng cơ bản, giao thông có nhiều thuận lợi, huyện có 100% đường nhựa đến trụ sở hành chính xã. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm. Hệ thống giáo dục ngày càng được hoàn thiện và phát triển rộng khắp; chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên. Hệ thống, điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng và chất lượng được nâng lên. Công tác xây dựng và củng cố Đảng, chính quyền không ngừng được đổi mới, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc xây dựng và đổi mới trên địa bàn huyện. Tuy là huyện có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, nhưng nhờ những chính sách đúng đắn, mức sống của người dân từng bước ổn định và nâng cao. Thu nhập bình quân của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng.
Phong trào thể dục - thể thao quần chúng của huyện ngày càng phát triển, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia luyện tập. Quy mô, chất lượng phong trào thể thao quần chúng và Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, với các phong trào thể thao trong trường học, lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị ngày càng được nâng cao, hằng năm, duy trì và tổ chức thành công các giải thể thao truyền thống của huyện. Công tác xã hội hóa hoạt động thể thao có những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là hoạt động đầu tư xây dựng sân bóng đá mini. Đến nay huyện có nhiều điểm kinh doanh bóng đá mini do tư nhân đầu tư đã đóng góp rất lớn vào phong trào thể thao quần chúng của huyện.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” là một cuộc vận động lớn, phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”, chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho người dân, cho cộng đồng để văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội. Chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công với cách mạng được đẩy mạnh. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; thu nhập của người dân không ngừng triển khá tốt trên địa bàn dân cư và các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang của huyện với nhiều hoạt động, thiết thực. Việc thực hiện các nội dung của cuộc vận động đã góp phần thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa - xã hội, giải quyết được các vấn đề bức xúc ở cộng đồng dân cư, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều phong trào hành động cách mạng như “Phong trào giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”.
Phong tục - tập quán văn hóa truyền thống ở Bù Gia Mập là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam. Dân cư của mỗi vùng, mỗi miền đều mang về đây những truyền thống, văn hóa đã thấm sâu trong mình từ bao đời. Bản sắc văn hóa truyền thống riêng của mỗi vùng, mỗi miền không bị mai một. Tất cả những bản sắc đó đều nằm trong cái chung của nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Trong văn hóa truyền thống, ở Bù Gia Mập có văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Xtiêng, trong đó có nhiều loại hình phong phú, đa dạng, trong đó văn hóa cồng chiêng có vị trí hết sức quan trọng. Cồng chiêng là của gia bảo cha truyền con nối, thể hiện sự giàu có của từng gia đình, dòng tộc hay cộng đồng. Lễ hội đâm trâu, lễ hội cúng mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Xtiêng luôn hấp dẫn, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia, cổ vũ. Đây là các lễ hội được tổ chức thường niên, qua đó giáo dục sâu sắc truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, ở một số lễ hội vẫn còn mang tính hình thức, vẫn còn hiện tượng mê tín dị đoan gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn, phát huy và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
M.An
Ý kiến bạn đọc