Sóc Bom Bo - Địa danh giã gạo nuôi quân năm xưa

Thứ bảy - 18/09/2021 11:15 3.954 0

 

Sóc Bom Bo được hình thành từ những năm chống Mỹ, nơi đây tập trung phần lớn đồng bào Xtiêng. Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Phước là căn cứ địa cách mạng, Tà Thiết là căn cứ của Quân ủy Miền - Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, Lộc Ninh là Thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, với những chiến thắng quan trọng góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước trong đó có chiến thắng Phước Long - Đồng Xoài năm 1965 được toàn quân, toàn dân trong cả nước biết đến sóc Bom Bo.
Vào những năm đầu 1960 của thế kỷ XX, Mỹ - ngụy thực hiện chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược khắp nơi. Người dân Sóc Bom Bo (thời điểm này thuộc quận Đức Phong, tỉnh Phước Long), mặc dù bị địch khủng bố gắt gao, chúng dồn dân vào ấp chiến lược. Cả Sóc Bom Bo kiên quyết không vào ấp chiến lược. Đến năm 1963, địch càn quét triền miên, già, trẻ, gái trai hơn 100 người dân của sóc Bom Bo đã lặng lẽ băng rừng, vượt suối vào căn cứ “Nửa Lon”, bên dòng suối Đắk Nhau và Đắc Liêng để lập ra sóc mới cũng mang tên sóc Bom Bo.
 
          Người dân Bom Bo vui mừng bên hình ảnh tái hiện tiếng chày giã gạo
 
Năm 1965, Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở Chiến dịch Phước Long - Đồng Xoài nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, nỗi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng địa bàn giải phóng. Thời điểm này, sóc Bom Bo trở thành trung tâm tiếp tế lương thực cho bộ đội tham gia chiến dịch, với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, đồng bào Xtiêng, sóc Bom Bo đã đưa khẩu hiệu  “Toàn sóc Bom Bo giã gạo nuôi quân”, không phân biệt già, trẻ, gái, trai đồng lòng đồng sức tập trung giã gạo phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến. Đồng bào dân tộc ở Bom Bo, Đắk Nhau, vùng căn cứ đã ủng hộ 2.000 xá lúa (1 xá bằng 3 thùng), 8.000 gốc mỳ để nuôi quân. Mỗi lần giã gạo lấy cây lồ ô đã phơi khô, đốt lên làm đuốc, cháy bập bùng trong đêm. Mỗi cối có từ 2 đến 4 người thay nhau giã gạo, nhiều khi nghe tiếng máy bay địch quần thảo trên bầu trời thì tất cả tắt lửa chui xuống dưới hầm trú ẩn. Trong không khí khẩn trương, bên ánh đuốc lồ ô bập bùng, tiếng chày giã gạo thâu đêm không nghỉ, nhạc sĩ Xuân Hồng cũng tham gia chiến dịch vùng này và chứng kiến được cảnh nô nức giã gạo nuôi quân, là nguồn cảm xúc để ông sáng tác nên bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” nổi tiếng vào năm 1966. Từ đó đến nay, địa danh sóc Bom Bo là dấu son chói sáng đi vào lịch sử cách mạng và phong trào đấu tranh dân tộc, ghi dấu ấn trong lòng dân cả nước. Công lao của quân dân Bom Bo trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Bài hát cũng đã mang lại cho tác giả Xuân Hồng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, người dân Bom Bo vẫn ở lại căn cứ “Nửa Lon”, đến năm 1989, đồng bào Xtiêng di cư từ xã Đắk Nhau trở về lại chốn cũ lập lại sóc Bom Bo (nay thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Bom Bo bây giờ khác xưa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, bộ mặt nông thôn Bom Bo thay da đổi thịt những căn nhà xây mới, những biệt thự mọc lên thay cho những căn nhà sàn đơn sơ thưở trước. Buổi tối không còn nghe tiếng giã gạo, không còn “đuốc lồ ô bập bùng” mà thay vào đó là ánh sáng của điện lưới quốc gia về đến tận từng căn nhà. Nếu ngày xưa Bom Bo tự hào về truyền thống hào hùng của mình thì hôm nay Bom Bo tự hào về sự khởi sắc của địa phương, nhất là đồng bào dân tộc Xtiêng đã có nhiều cố gắng, không trông chờ, ỷ lại hỗ trợ của Nhà nước mà tích cực phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ có kinh tế trung bình, khá trở lên chiếm 85%; trẻ em được cắp sách đến trường đúng độ tuổi, tỷ lệ hộ nghèo không còn đáng kể…
Đến với sóc Bom Bo hôm nay du khách sẽ có dịp hồi tưởng lại những năm tháng trước đây sôi động mà đồng bào Xtiêng nơi đây đã hướng về cách mạng - âm thanh rộn rang của tiếng chày giã gạo, tiếng cồng chiêng vang lên trong ánh lửa hồng và nghe già làng kể chuyện, xem các sơn nữ ca giã gạo, biểu diễn vũ điệu người Xtiêng… Đây là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến Bù Đăng và tỉnh Bình Phước anh hùng.
                                                                               M.An

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 206 | lượt tải:56

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 315 | lượt tải:96

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 273 | lượt tải:71
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Hôm nay57,359
  • Tổng lượt truy cập15,239,200
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây