Nhận BHXH một lần: Hệ lụy tương lai của chính người lao động

Thứ tư - 08/12/2021 04:00 1.440 0
NLĐ
NLĐ
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong giai đoạn 2014-2019, toàn Ngành đã giải quyết cho gần 3,7 triệu người nhận BHXH một lần (bình quân mỗi năm có hơn 600.000 người nhận BHXH một lần- tương đương số người tham gia mới trong năm). Nếu so sánh về tỷ lệ, thì số người nhận BHXH một lần so với số người tham gia BHXH bắt buộc chiếm bình quân 4,58%- tương đương tốc độ phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bình quân cả giai đoạn 2014-2019 là 5,72%. Điều này có nghĩa, cứ có 2 người mới tham gia vào BHXH, thì có 1 người rời khỏi hệ thống.
Theo báo cáo của BHXH tỉnh Bình Phước, số người nhận chế độ BHXH một lần trong năm 2021 tăng so với các năm trước. Qua 11 tháng đầu năm 2021, có 11.220 người được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, tăng 15.8% so với cùng kỳ năm trước. Người lao động (NLĐ) nhận BHXH một lần ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội bền vững và tạo áp lực lớn cho Ngành trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH theo chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết của HĐND tỉnh và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đề ra.
Bên cạnh đó, số người nhận BHXH một lần có xu hướng tăng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và thực tế đời sống, thu nhập khó khăn như hiện nay, dự báo có thể số người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần sẽ tăng cao vào các năm tiếp theo. Nhiều người lao động mong muốn có một khoản chi tiêu trước mắt để trang trải cuộc sống. Thêm vào đó, một bộ phận người lao động vẫn chưa hình thành thói quen tự đảm bảo an sinh khi về già, đóng BHXH để khi hết tuổi lao động có lương hưu, chủ động với cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào con cái. Như vậy, việc rời khỏi hệ thống an sinh xã hội đang đặt ra thách thức lớn trong việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội. Nhận BHXH một lần chỉ có thể giải quyết nhu cầu kinh tế trước mắt, nhưng về lâu dài, sẽ rất thiệt thòi cho NLĐ khi hết tuổi lao động. Bởi việc nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc giảm hoặc mất cơ hội được hưởng lương hưu khi về già, ảnh hưởng đến cuộc sống của chính NLĐ cũng như với gia đình họ và xã hội; đồng thời, cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ bao phủ tham gia BHXH tăng chậm.
NLĐ rời bỏ hệ thống BHXH là tự tước quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất, dẫn đến rủi ro đối với chính NLĐ trong tương lai. NLĐ sẽ không còn cơ hội được hưởng lương hưu và được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe khi về già. Bởi khi rút BHXH một lần, khi về già, NLĐ sẽ không được hưởng lương hưu, phải sống phụ thuộc vào con, cháu và xã hội. Cụ thể, nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, người lao động còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh, nằm viện thời gian dài, có thể phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội. 
Thực tế cho thấy những người hưởng chế độ BHXH một lần tập trung ở độ tuổi từ 20 tuổi đến đủ 40 tuổi. Điều đó cho thấy, số người hưởng BHXH một lần phần lớn là lao động trẻ, nhu cầu về chi tiêu tài chính lớn mà không tính đến việc cần tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ 20 năm và đủ tuổi về hưu. Việc hưởng BHXH một lần là nhu cầu thực tế của người lao động, nhất là trong bối cảnh đời sống thu nhập khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, việc NLĐ nhận BHXH một lần sẽ chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là không có tiền sinh sống hằng tháng khi đã hết tuổi lao động.


Nhà nước luôn tạo điều kiện để NLĐ được tham gia BHXH, có những chính sách quan tâm đến người lao động: Đối với NLĐ tự do, khi tham gia BHXH tự nguyện, NLĐ được lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện của mình, mức thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng). Như vậy, với tỉ lệ đóng hằng tháng 22%, thì số tiền đóng mỗi tháng tương đương với 138.600 đồng (nhà nước đã hỗ trợ 10%), nhưng tỉ lệ hưởng lương hưu khi đến tuổi có thể đạt đến 75% bình quân mức đóng. Ngoài ra, người hưởng lương hưu còn được cấp thẻ BHYT có mức hưởng 95% khi khám chữa bệnh đúng tuyến; đồng thời người thân, người chăm lo cho người tham gia BHXH còn được hưởng chế độ tuất khi người tham gia BHXH qua đời.
Điều rõ ràng nhất, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, NLĐ đang tham gia BHXH còn được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ, trong khi những người đã nghỉ việc và nhận BHXH một lần thì không được hưởng hỗ trợ này. Do đó, nhìn chung, những người đã nhận BHXH một lần sẽ chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là không có tiền sinh sống hằng tháng khi đã hết tuổi lao động.
Việc nhận BHXH một lần được coi là lợi trước mắt, hại lâu dài, đồng nghĩa với việc NLĐ trời khỏi hệ thống an sinh xã hội. Vì vậy, để thu hút NLĐ tham gia BHXH một cách bền vững nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho NLĐ, vừa qua, tại phiên họp Chính phủ cuối tháng 10/2021 nhiều chuyên gia trong ngành BHXH cho rằng cần sớm sửa đổi Luật BHXH nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời, để giải quyết những vướng mắc, bất cập hiện nay, sẽ tập trung một số giải pháp cụ thể, như: Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; sửa đổi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội mức tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới có thể là 10 năm và phát triển nguyên tắc bảo hiểm theo hướng bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng công bằng, bình đẳng; tiến tới phát triển bền vững; điều chỉnh hưởng chính sách một lần; phát triển lực lượng tham gia khu vực phi chính thức, đa dạng hóa danh mục cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả.
Vì vậy, để duy trì NLĐ không ra khỏi hệ thống BHXH, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, cơ quan thông tin truyền thông cần tập trung đổi mới, tuyên truyền Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để người lao động khi bước vào thị trường lao động hiểu và đồng tình tham gia, dần hình thành văn hóa an sinh trong mọi người lao động. Cùng với đó, công đoàn các cấp phối hợp với cơ quan BHXH đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho đoàn viên công đoàn và NLĐ. Ngoài ra, công đoàn các cấp đi sâu tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xác định nhóm đoàn viên, NLĐ có nhu cầu hưởng BHXH một lần để tuyên truyền, vận động, giải thích về những hệ lụy của việc hưởng BHXH một lần có như vậy mới phát triển BHXH một cách bền vững nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho NLĐ.

 

Tác giả: Hoàng Lành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay39,727
  • Tổng lượt truy cập15,268,867
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây