Trụ cột nhưng phải đứng vững

Thứ ba - 07/12/2021 00:38 468 0
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội;… Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”.

Như vậy, BHXH có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong những năm gần đây và nhất là trong đại dịch Covid-19, trụ cột của chính sách an sinh này đã và đang phát sinh những điều đáng lo ngại. Đó là số người nhận BHXH 1 lần không ngừng tăng cao. Theo thông tin từ BHXH Việt Nam, từ đầu năm đến hết tháng 10-2021, cả nước có hơn 700 ngàn người rút BHXH 1 lần, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so cùng kỳ năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm hơn 700 ngàn người sẽ không có lương hưu khi về già. Đây không chỉ là gánh nặng của chính người lao động và gia đình họ mà còn với cả xã hội. 

Cũng theo BHXH Việt Nam, nguyên nhân của sự gia tăng số người rút BHXH 1 lần là do dịch Covid-19 dẫn đến đời sống khó khăn, khiến nhiều người lao động đã đề nghị hưởng BHXH 1 lần để có khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, một số ít người vì lợi ích trước mắt, muốn rút BHXH 1 lần để có luôn một khoản “tiền tươi” tiêu dùng... Tuy nhiên, ngoài lý do nêu trên thì còn 2 nguyên nhân nữa là do quy định của luật pháp. Thứ nhất là quy định về thời gian đóng BHXH quá dài - 20 năm. Cụ thể, đối với lao động nam để được hưởng đủ 75% lương hưu vào năm 2021 thì phải có đủ 34 năm đóng BHXH. Thứ hai là quy định cho phép rút BHXH 1 lần chưa đủ chặt chẽ khiến người dân đua nhau rút BHXH 1 lần. 

Để khắc phục tình trạng nêu trên, giải pháp hữu hiệu nhất là cần phải có hướng hỗ trợ, giải quyết nhu cầu trước mắt cho người lao động. Ví dụ, đối với những người có nguyện vọng rút BHXH 1 lần vì những lý do bất khả kháng do bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, không có tiền để trang trải, duy trì cuộc sống thì phải tính tới chính sách hỗ trợ tạm thời. Có thể giải quyết theo hướng hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp, coi sổ BHXH là tài sản thế chấp và giải quyết các thủ tục vay nhanh gọn cho người dân. Vì khi nhu cầu tài chính trước mắt được giải quyết, thì người dân sẽ không còn muốn rút BHXH 1 lần nữa.

Để khắc phục căn cơ và lâu dài đối với tình trạng nêu trên thì việc sửa Luật BHXH theo hướng rút ngắn thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, các quy định về việc cho rút BHXH 1 lần cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng đưa ra nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn chặt chẽ hơn, điều kiện ràng buộc khắt khe hơn để người dân phải cân nhắc giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài khi quyết định. Theo đó, có thể cho phép người lao động rút BHXH 1 lần nhưng chỉ được rút tương đương với phần mà người lao động đã đóng. Còn phần người sử dụng lao động đóng thì giữ lại khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu sẽ được nhận. 

Cho rút BHXH 1 lần là không đúng với chính sách hưu trí, an sinh lâu dài. Hiện không quốc gia nào trên thế giới thực hiện việc này. Vì thế, Việt Nam không nên là ngoại lệ. Hơn nữa, khi đã thấy chính sách đang bộc lộ bất cập thì cần thiết phải sớm sửa đổi. Có như vậy thì trụ cột của chính sách an sinh xã hội mới đứng vững.

Tác giả: BPO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Hôm nay40,663
  • Tổng lượt truy cập15,269,803
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây