Bởi chỉ có tham gia BHXH tự nguyện họ mới không phải phụ thuộc vào con cái sau này, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây cũng chính là động lực giúp họ tự chủ với cuộc đời mình ngay từ khi còn sức lao động. Tuy nhiên, tính đến ngày 21-10, cả nước mới chỉ có 1,206 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 69% kế hoạch được giao. Ở Bình Phước, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm đến tình hình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh, trong đó có BHXH tự nguyện. 2021 là năm đầu HĐND tỉnh đưa chỉ tiêu độ bao phủ BHXH vào chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, số người dân tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn.
Những năm qua, ngành BHXH luôn xác định công tác truyền thông là “chìa khóa” để thực hiện hiệu quả việc phát triển người tham gia BHXH. BHXH Việt Nam nói chung và BHXH Bình Phước nói riêng đã không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức truyền thông chính sách BHXH theo đúng tinh thần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông trong tình hình mới. Tuy nhiên, những con số nêu trên chưa đạt như mong muốn. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, đã và đang tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới công tác vận động người tham gia BHXH tự nguyện, đây lại là minh chứng rõ nét, khẳng định vai trò then chốt của công tác truyền thông trong việc phát triển nguồn tham gia BHXH tự nguyện.
Việt Nam đang có khoảng 60 triệu lao động, trong đó 11 triệu người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách. Con số này cho thấy, tiềm năng huy động người dân tham gia BHXH tự nguyện là vô cùng lớn, tập trung chủ yếu là nông dân, lao động tự do, người lao động trong các làng nghề, xã viên hợp tác xã… Để thực hiện tốt chính sách và thu hút đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, rất cần ngành BHXH phải đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, đảm bảo đúng, trúng nhóm người tiềm năng và triển khai theo hướng chuyên nghiệp, bài bản, linh hoạt, thân thiện. Theo đó, các sản phẩm truyền thông về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện trên các phương tiện thông tin đại chúng phải hấp dẫn, lôi cuốn và dễ tiếp cận người dân.
Song song đó, ngành BHXH cần tận dụng triệt để trang tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm; đưa các hội nghị truyền thông về BHXH tự nguyện đến các cụm dân cư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp tình hình mỗi địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết tham gia BHXH tự nguyện; mở rộng quyền lợi của người tham gia; cải tiến các dịch vụ của cơ quan BHXH. Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện. Có như vậy, chính sách BHXH tự nguyện ngày càng đi vào cuộc sống.
Tác giả: BPO
Ý kiến bạn đọc
Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024
lượt xem: 210 | lượt tải:58Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024
lượt xem: 315 | lượt tải:96Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
lượt xem: 273 | lượt tải:71