Giải pháp đảm bảo sử dụng hiệu quả, an toàn quỹ khám chữa bệnh BHYT

Thứ hai - 28/03/2022 23:05 960 0

Giải pháp đảm bảo sử dụng hiệu quả, an toàn quỹ khám chữa bệnh BHYT


Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT.

Những năm gần đây, tình hình thu - chi quỹ Bảo hiểm y tế không chỉ là vấn đề được các cơ quan quản lý, thực hiện chính sách đặc biệt chú trọng mà còn luôn thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Bởi quỹ BHYT là nguồn tài chính quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân.


Người dân đi KCB BHYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh

Theo Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2021cho các tỉnh, thành trên cả nước, tỉnh Bình Phước được giao 529.370 triệu đồng. Tính đến 31/12/2021, toàn tỉnh đã sử dụng khoảng 92,45% dự toán KCB BHYT được giao, quỹ BHYT trên địa bàn tỉnh Bình đã đảm bảo cân đối thu, chi.
Năm 2021 là năm thứ hai liên tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, tỉnh Bình Phước là một trong 19 tỉn phía Nam bị ảnh hưởng nặng nền của đợt dịch thứ 4. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến công tác giám định BHYT như: tăng chi phí bình quân/lượt khám chữa bệnh (KCB), tăng đợt điều trị nội trú so với năm trước so với năm trước do người bệnh mãn tính được cấp thuốc dài ngày, tăng bệnh nặng điều trị tại tỉnh do việc chuyển viện lên tuyến trên bị hạn chế, nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có nhiều phát sinh trong công tác KCB. Nhưng với mục tiêu vừa đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT, vừa đảm bảo sử dụng quỹ KCB BHYT có hiệu quả, đúng mục đích; năm 2021 BHXH tỉnh đã đẩy mạnh các giải pháp như: tăng cường công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để nhận được sự chỉ đạo, sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT; đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT,  đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, để mọi người dân đều được KCB bằng thẻ BHYT. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh đã căn cứ nguồn kinh phí KCB BHYT được phân bổ và chi phí KCB BHYT năm trước được BHXH Việt Nam chấp nhận thanh toán, hàng quý tạm tính tổng mức thanh toán gửi cơ sở KCB để các đơn vị chủ động theo dõi và giám sát nguồn kinh phí tại đơn vị, đồng thời luôn chủ động khai thác, phân tích dữ liệu trên Hệ thống Thông tin Giám định BHYT, Hệ thống giám sát của BHXH Việt Nam phát hiện những biến động bất thường để định hướng cho công tác giám định, xây dựng chuyên đề; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để có tiếng nói chung giữa hai ngành như: thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình sử dụng quỹ KCB BHYT như đánh giá, so sánh, phân tích từng nguyên nhân dẫn đến biến động tăng, giảm chi phí KCB BHYT của từng cơ sở y tế cũng như các bất hợp lý trong công tác KCB BHYT trên địa bàn, từ đó Sở Y tế biết và có hướng phối hợp với BHXH tỉnh để chỉ đạo các cơ sở KCB thực hiện kiếm soát và quản lý nguồn kinh phí KCB BHYT. Đồng thời, BHXH tỉnh dự báo, cảnh báo kịp thời các phát sinh bất thường chuyển cho giám định viện phụ trách các cơ sở KCB có chi phí bất thường để kịp thời xử lý. Từ kết quả giám định các chuyên đề, các cơ sở KCB đã chấn chỉnh việc chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế hợp lý, đúng quy định hơn, là cơ sở để đánh giá được thực trạng của cơ sở KCB trong việc sử dụng nguồn kinh phí KCB BHYT thống kê vi phạm các cơ sở KCB chính xác hơn, chi tiết hơn, đưa ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự gia tăng chi phí và dẫn đến mất cân đối nguồn kinh phí KCB BHYT ; tăng cường công các thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT nhằm chấn chỉnh những hạn chế như: chi phí KCB gia tăng bất thường nhưng chưa có giải pháp phù hợp, việc chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh rộng rãi chưa phù hợp với chẩn đoán, kéo dài ngày điều trị để thống kê thanh toán thêm tiền ngày giường, đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú với trường hợp người bệnh chưa đến mức phải nằm viện, sử dụng chế phẩm y học cổ truyền tại một số cơ sở khám, chữa bệnh có tỷ lệ cao hơn so với mặt bằng chung
Ngoài ra, BHXH tỉnh còn tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và bản lĩnh của người làm công tác giám định BHYT; tăng cường kỷ cương, kỷ luật và luôn có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT và có thể gây thất thoát quỹ BHYT.
Năm 2022, BHXH tỉnh tiếp tục đề ra các giải pháp để đảm bảo sử dụng hiệu quả, an toàn quỹ khám, chữa bệnh BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 38-CT/TW về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới.

Tác giả: Duy Khiêm-TA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay38,017
  • Tổng lượt truy cập15,844,697
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây