Mệnh lệnh chấn hưng văn hóa (bài 2)

Thứ năm - 04/01/2024 19:57 604 0

BÀI 2: TRƯỚC HẾT LÀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra, chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại, tồn tại dai dẳng trong mỗi cán bộ, đảng viên, luôn chờ cơ hội để trỗi dậy; là nguy cơ làm suy yếu Đảng, giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng. Sự xuống cấp về văn hóa, tha hóa về lối sống, đạo đức xã hội hiện nay có nguyên nhân từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân. Nếu không chấn chỉnh kịp thời, sự tha hóa này sẽ là rào cản của sự phát triển.

Thực sự đáng lo ngại khi môi trường văn hóa, thuần phong, mỹ tục đang bị xâm hại đáng báo động. Đặc biệt là thời gian gần đây, các vụ việc mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến hành vi tội phạm đã đặt ra câu hỏi: Có phải văn hóa, đạo đức của con người đang lao dốc?

Những mảng tối đáng lo ngại

Câu hỏi nêu trên đặt ra từ thực tế, khi thay vì “chín bỏ làm mười”, một bộ phận người dân sẵn sàng ăn thua với nhau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ; thay vì “chị ngã em nâng”, những người thân thiết, ruột thịt không ngần ngại lôi nhau ra tòa chỉ vì lợi ích. Hay những đứa trẻ vị thành niên, lẽ ra chỉ biết “ăn, ngủ, học hành là ngoan” thì giờ đây xem bạo lực học đường như cách để khẳng định bản thân không thua chị kém em…

Không chỉ tầng lớp dân cư trình độ nhận thức còn hạn chế mà ngay cả tầng lớp trí thức cũng sẵn sàng đánh đổi vì lợi ích cá nhân. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đã đánh giá: “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh và đại biểu thực hiện nghi thức tế lễ, dâng hương để tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, những bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước - Ảnh: Xuân Túc

Một trong những nguyên nhân chính là tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, đề cao yếu tố vật chất và lối sống thực dụng. Điều này dẫn đến những quan niệm lệch lạc cho rằng đồng tiền có sức chi phối đến mọi hành vi, mối quan hệ xã hội, thao túng tâm lý… Thực trạng đáng buồn này, dù nguyên nhân là gì, cùng nói lên rằng, yếu tố văn hóa thực sự chưa được đặt ngang hàng với kinh tế trong thời gian qua. 

Tại phiên thảo luận của Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 6 về tình hình kinh tế - xã hội chiều 31-10-2023, đại biểu Huỳnh Thanh Phương, Bí thư Huyện ủy Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đánh giá đất nước đã đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, song sự phát triển chung chưa thực sự hài hòa. Văn hóa phát triển chậm, chưa tương xứng với kinh tế, chưa tác động hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa Việt Nam. Cho rằng văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế để khơi thông sức mạnh, phát triển tương xứng, hài hòa với các lĩnh vực trọng yếu khác, đại biểu đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu thấu đáo, có chiến lược căn cơ để xây dựng văn hóa, hình ảnh con người Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.

Chấn hưng văn hóa là yêu cầu nội tại

Theo Từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, chấn hưng là làm cho trở thành hưng thịnh, thịnh vượng. Theo phân tích của các chuyên gia văn hóa, chấn hưng văn hóa là làm cho các giá trị văn hóa tốt đẹp của quốc gia - dân tộc được đề cao và phát huy mạnh mẽ hơn. Chấn hưng văn hóa để tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhằm làm cho các giá trị văn hóa được phát huy, phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung để nâng tầm đất nước, đưa đất nước lên một vị thế mới.

Lịch sử đã chứng minh dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn chính là dựa vào sức mạnh của văn hóa. Không ít ý kiến lo ngại với nền kinh tế mở như nước ta, giới trẻ hiện nay tiếp cận và hòa nhập rất nhanh với văn hóa của thế giới sẽ dẫn đến “mất gốc”, “lai căng” và dần dà sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Chuyên gia văn hóa, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền khẳng định, chấn hưng văn hóa là quá trình chọn lọc - đào thải - phát triển. Ông phân tích: Chấn hưng văn hóa có 3 điều quan trọng. Thứ nhất là chấn chỉnh những cái xưa cũ, lạc hậu, tìm ra những giá trị mới, những cái tích cực. Thứ hai, quá trình phát triển văn hóa cá nhân, văn hóa lạc hậu vẫn đan xen trong con người chúng ta nên phải loại bỏ những văn hóa lạc hậu, không còn phù hợp để làm cho xã hội trong sạch hơn, tiến bộ hơn. Thứ ba, bắt đầu chọn lọc những giá trị văn hóa mới, tích cực để làm ra nền văn hóa tiếp theo, nếu không thì văn hóa sẽ không phát triển.

Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền nhấn mạnh, chấn hưng văn hóa là quá trình chọn lọc - đào thải - phát triển

Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền cho rằng, trong quá trình chấn hưng văn hóa cần ưu tiên số một là văn hóa phát triển. Bất cứ lúc nào thì văn hóa phát triển cũng là văn hóa mới, có thể có văn minh, tích cực, nhưng nhiều khi chưa hoàn chỉnh, cần phải được tạo điều kiện để phát triển. Chống chủ nghĩa cá nhân, phải hiểu thật sâu sắc, đó là chống suy thoái tư tưởng, chống diễn biến và tự diễn biến, chống tham nhũng. Chấn hưng văn hóa phải được ưu tiên xây dựng một lớp người lành mạnh, tích cực, con người xã hội chủ nghĩa. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng coi chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, kẻ thù của những người cách mạng. Người nói: “Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá từ trong phá ra”, “Muốn đánh thắng kẻ địch bên ngoài thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”.

Chủ nghĩa cá nhân thời nào cũng có, nhưng nếu chúng ta không chấn hưng thì sẽ rất nguy hiểm. Bác Hồ đã đề cập đến chống chủ nghĩa cá nhân và đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta thấy thời bao cấp mặc dù nghèo đói nhưng chủ nghĩa cá nhân ít khi bộc lộ. Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân len lỏi vào cuộc sống quá nhiều và là nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng. Như vậy rõ ràng, văn hóa xuống cấp và cần được chấn hưng.

Giáo sư, Tiến sĩ VŨ GIA HIỀN

Giữ chủ quyền quốc gia bằng sức mạnh mềm

Giữ vững chủ quyền quốc gia không phải chỉ là giữ gìn độc lập, an ninh, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ mà còn là chủ quyền chính trị, chủ quyền kinh tế, là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền nhấn mạnh, trong quá trình chấn hưng văn hóa, cần ưu tiên văn hóa của thế hệ trẻ, văn hóa quần chúng nhân dân, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới để sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đặc biệt, đừng để mất văn hóa truyền thống yêu nước, những di sản như ca trù, hát chèo… “Muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu thắm thiết những câu hát dân ca!”.

Những giá trị văn hóa Việt Nam gắn liền với áo dài, nón lá, áo bà ba, khăn rằn… thường xuyên xuất hiện trong những dịp lễ hội, ngày kỷ niệm quan trọng - Ảnh: Trương Hiện

“Có một văn hóa cần được ưu tiên hàng đầu, đó là văn hóa thờ cúng Vua Hùng - văn hóa dựng nước. Nước ta là quốc gia duy nhất trên thế giới thờ vua dựng nước và đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sau đó là văn hóa giữ nước thời Hồ Chí Minh và văn hóa xây dựng đất nước, mà hiện nay người cầm ngọn cờ chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với mục tiêu làm trong sạch trong Đảng và trong cả nhân dân” - Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền tâm đắc. 

“Định hướng xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chính là lý tưởng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, vì vậy, hệ giá trị của con người cần được bồi dưỡng, xây dựng. Xã hội công bằng thì phải thượng tôn pháp luật, không có gì lớn lao, cao siêu cả, mà phải đi vào những cái cụ thể. Giáo dục trong đạo đức công dân, giáo dục trong gia đình, trong truyền thông hằng ngày phải hướng tới những giá trị đó. Cách diễn đạt của chúng ta thay vì nhấn mạnh đến hình thức, hay đưa ra những mệnh đề cao siêu thì bây giờ cụ thể hóa ra. Chúng ta xây dựng xã hội mọi người đều có quyền hưởng thụ hạnh phúc. Chúng ta phải sống trong dân chủ, công bằng, văn minh… thì mọi người sẽ hướng theo cái đó. Cách diễn đạt mới là chúng ta đề ra mục tiêu cần đạt đến để mọi người cùng hiểu và cùng nhau xây dựng xã hội như vậy” - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam đúc kết.

Tác giả: BPO (dẫn nguồn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 205 | lượt tải:56

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 314 | lượt tải:96

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 271 | lượt tải:71
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay57,285
  • Tổng lượt truy cập15,229,066
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây