Chuyển biến tích cực từ việc thực hiện Chỉ thị 26-CT/TU ở huyện Lộc Ninh

Thứ hai - 22/01/2024 05:00 927 0
Nhằm nâng cao công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Lộc Ninh, thực hiện Chỉ thị số 26 - CT/TU của Tỉnh ủy, ngày 14-8-2017 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở chỉ thị này, Lộc Ninh đã có nhiều chuyển biến trong công tác tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, huy động được nhiều nguồn lực, có nhiều mô hình hay, sáng tạo trong tuyên truyền, giáo dục truyền thống từ các di tích lịch sử, văn hóa.
 
Đoàn giám sát thực tế tại di tích Bồn xăng - Kho nhiên liệu VK98 tại xã Lộc Quan
(Ảnh Báo Bình Phước)

 
Hiện trên địa bàn huyện Lộc Ninh có 24 di tích lịch sử - văn hóa, gồm 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, 5 di tích cấp Quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh, 11 di tích thuộc danh mục kiểm kê chưa được xếp hạng. Trong đó, huyện quản lý 1 di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và 6 di tích cấp tỉnh; các xã, thị trấn quản lý 11 di tích thuộc danh mục kiểm kê chưa được xếp hạng.  Các di tích đã trở thành điểm đến quen thuộc cho các hoạt động tham quan về nguồn, là nơi đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài tỉnh khi muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp quê hương Lộc Ninh.   

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân, luôn quan tâm, huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng, trùng tu các di tích để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng. Công tác quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện được thực hiện chặt chẽ; công tác đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự luôn được giữ vững. Tuy nhiên, vẫn còn một số di tích bị xuống cấp, chưa được đầu tư, tu bổ, v
iệc khai thác và phát huy các giá trị, tiềm năng của di tích chưa cao; đào tạo, bố trí nguồn nhân lực cho công tác này còn hạn chế…

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được thực hiện nghiêm, hoạt động lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng, phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo các giá trị văn hóa của nhân dân. Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh người có công với dân, với nước, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Nói đến Lộc Ninh không thể không nói đến văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nơi đây, đồng bào S’tiêng còn gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng, trong đó có nghệ thuật trình diễn dân gian, nhạc cụ cồng, chiêng được lưu truyền mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng. Đồng bào Khmer với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tri thức dân gian... được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt, nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội xuống đồng, lễ hội Dua Tpeng hay còn gọi là Phá Bàu làm nên sắc thái văn hóa đặc trưng của huyện Lộc Ninh. Lộc Ninh cũng được bồi đắp nét đẹp truyền thống múa sạp của dân tộc Thái, khua luống của người Mường, đàn tính, hát then của người Tày... rất độc đáo, đang được lưu giữ… Bên cạnh đó, các lễ hội, ngày lễ lớn được tổ chức theo nghi thức truyền thống, bảo đảm an toàn, tiết kiệm đúng theo quy định, thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện. Những kết quả đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân.  

Trong thời gian tới, Lộc Ninh cần nâng cao công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ như tăng cường phổ biến, giáo dục, tuyên truyền về giá trị của các di tích bằng các hình thức phù hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Tuyên truyền thực hiện tốt nếp sống văn hóa văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong các hoạt động lễ hội, bảo vệ các di vật, cổ vật tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm di tích; quản lý nghiêm hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích.

 

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Văn bản mới

1587-CV/BTGTU

Định hướng công tác tuyên truyền tháng 11/2024

lượt xem: 92 | lượt tải:29

1493-CV/BTGTU

Công văn số 1493-CV/BTGTU về định hướng công tác tuyên truyền tháng 9.2024

lượt xem: 268 | lượt tải:90

1494-CV/BTGTU

Công văn số 1494-CV/BTGTU tuyên truyền giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

lượt xem: 227 | lượt tải:65
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay39,563
  • Tổng lượt truy cập14,638,759
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây