Thị Chanh – Nghệ nhân bảo tồn văn hóa truyền thống

Thứ ba - 16/01/2024 05:23 948 0
Nghệ nhân Thị Chanh sinh ra và lớn lên tại Sóc Xiêm - xã An Khương – huyện Hớn Quản, từ nhỏ đã luôn gắn với khung dệt, sợi tơ, sợi chỉ. Năm lên 10 tuổi, cô đã được mẹ vốn là thợ dệt thổ cẩm có tiếng trong làng cùng với các bác các cô nơi đây truyền dạy cho những kỹ thuật dệt vải và làm ra các sản phẩm nhỏ đầu tiên như: khăn mặt, khăn tay,...
Vốn được sinh ra trong gia đình có truyền thống với nghề dệt, cô được nghe mẹ kể ý nghĩa của từng loại chỉ, từng kiểu dệt khác nhau và được sự hướng dẫn của cha về cách dệt các kiểu hoa văn, họa tiết rồi đam mê và yêu thích lúc nào không biết. Không chỉ am hiểu dệt thổ cẩm, cô còn nặng lòng với nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng, nhất là các điệu múa truyền thống của người S’tiêng. Cồng chiêng và các điệu múa nó như theo mình cô lúc còn nằm trên lưng mẹ. Mỗi lần, làng có việc gì, được mẹ cõng lên nhà Rông, chỉ cần nghe giai điệu của cồng chiêng vang lên là cô lại rạo rực cả người, nhảy nhót ngay trên lưng mẹ. Rồi niềm đam mê nét văn hóa truyền thống của dân tộc cứ lớn lên dần theo năm tháng.

 
Nghệ nhân dệt thổ cẩm tại nhà ở ấp Lồ Ô, xã Thanh An, huyện Hớn Quản
                                                                  (Ảnh Báo Bình Phước)

Ngoài ra, cô còn thường xuyên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình bằng cách chế tác và sưu tầm nhiều loại dụng cụ sinh hoạt truyền thống của người S’tiêng như: bầu đựng nước, nơm bắt cá, gùi, néo đập lúa, cối giã gạo, ... Hiện trong nhà, các vật dụng sinh hoạt truyền thống của người S’tiêng hầu như không thiếu món nào. Đặc biệt, cô là người thường xuyên tổ chức các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng mang nét văn hóa riêng của dân tộc S’tiêng như: Lễ hội năm mới, lễ cúng lúa mới, lễ hội cồng chiêng,... thu hút sự tham gia, tham dự của đông đảo đại biểu, du khách và nhân dân địa phương. Thông qua các hoạt động truyền thống đó, cô góp phần truyền dạy các làn điệu hát ru, điệu múa, các món ăn truyền thống cho thế hệ trẻ nhằm duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc.

Bằng niềm đam mê to lớn của mình với văn hóa truyền thống mà đặc biệt là với dệt thổ cẩm, năm 2016 cô đã bày tỏ ý định với địa phương và được địa phương chấp thuận thành lập “Tổ dệt thổ cẩm” với 30 thành viên do cô làm tổ trưởng. Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng có từ rất lâu đời. Chúng tôi dệt thổ cẩm là cách để gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống của tổ tiên để lại. Cô thường tranh thủ lúc rảnh rỗi tìm tòi mẫu mới để áp dụng vào sản phẩm thổ cẩm cho phù hợp thị trường.       

Được duy trì việc sinh hoạt truyền thống dân tộc S’tiêng như hiện nay, ngoài niềm đam mê, trân trọng giá trị bản sắc truyền thống, cô còn nhận được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo cũng như của các mạnh thường quân trong tỉnh đã vận động nguồn lực để hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng 1 cơ sở dệt thổ cẩm và 1 căn nhà là địa điểm dệt, đan lát cũng như hướng dẫn, chia sẻ kỹ thuật dệt, đan với tổng số tiền trị giá 175 triệu đồng. Với những đôi tay khéo léo và ngọn lửa đam mê, những sản phẩm váy áo, túi xách, khăn quấn thổ cẩm mang “hồn cốt” của dân tộc S’tiêng đã có chỗ đứng trên thị trường.

Sau 5 năm thành lập, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm bán ra thị trường gần 2000 sản phẩm, thu được gần 250  triệu đồng. Đến nay, đã giúp cho 30 chị em trong tổ có thêm thu nhập, hàng tháng thu được từ tám trăm đến một triệu đồng. Sản phẩm thổ cẩm nay đã có mặt khắp các tỉnh thành Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, được đi tham gia trưng bày sản phẩm thổ cẩm tại các hội chợ tiêu dùng khắp cả nước. Năm vừa qua, sản phẩm thổ cẩm của cơ sở vinh dự được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Phước.

Tác giả: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

lịch làm viec
tai lieu sinh hoat cb
Tài liệu chỉ thị 05
Sổ tay đảng viên điện tử
Fanpage Tuyên Giáo BP
OAZALO
hien ke BP
Lịch su đang bo BP
DIA CHI
lich su tuyen giao
Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay56,104
  • Tổng lượt truy cập17,028,993
Liên kết
QC_csln
qc_cspr
QC_csdp
QC_CSSB
QC_BHXH
Cty dien luc
QC-thue
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây